Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phật giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n replaced: . → . (2), đươc → được, Giáo Chủ → Giáo chủ, . <ref → .<ref using AWB
Dòng 2:
[[Tập tin:Gandhara Buddha (tnm).jpeg|thumb|Tượng Phật tại [[Bảo tàng Quốc gia Tokyo]] thế kỷ thứ 1-2 sau công nguyên]]
{{Buddhism}}
'''Phật giáo''' ([[chữ Nho]]: 佛教) hay '''Đạo Phật''', '''Đạo Bụt''' là một [[tôn giáo]] bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học về nhân sinh quan, vũ trụ quan và các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên giáo pháp (lời dạy) của một nhân vật lịch sử là [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Siddhārtha Gautama]] (悉達多瞿曇, ''Tất-đạt-đa Cồ-đàm'') và các truyền thống, tín ngưỡng đươcđược hình thành trong quá trình truyền bá, phát triển Phât Giáo sau thời của Siddhārtha Gautama . Siddhārtha Gautama thường được gọi là [[Bụt]] hay [[Phật]] hoặc người giác ngộ, người tỉnh thức. Theo kinh điển của Phật giáo, cũng như các tài liệu khảo cổ đã chứng minh, Siddhārtha Gautama đã sống và giảng đạo ở vùng đông bắc Ấn Độ xưa (nay thuộc [[Ấn Độ]], [[Nepal]], [[Bhutan]]) từ khoảng [[Thế kỷ 6 TCN|thế kỉ thứ 6 TCN]] đến [[Thế kỷ 4 TCN|thế kỉ thứ 4 TCN]].
 
Sau khi Siddhārtha Gautama qua đời thì Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng khác nhau, với nhiều sự khác biệt, mặc dù cùng có xuất phát từ tư tưởng của Phật giáo nguyên thủy:
Dòng 10:
* [[Kim cương thừa|Phật giáo Chân ngôn]], còn gọi là Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Mật tông, Phật giáo Kim cương thừa.
 
Phật giáo Nguyên thủy thì phát triển mạnh ở [[Sri Lanka]] và [[Đông Nam Á]] ([[Thái Lan]], [[Lào]], [[Campuchia]], [[Myanmar]]). Phật giáo Phát triển thì phát triển mạnh ở [[Đông Bắc Á]] ([[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Trung Quốc]], [[Triều Tiên]], [[Nhật Bản]], [[Đài Loan]]) và bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn như [[Tịnh độ tông]], [[Thiền tông]],... Còn Phật giáo Chân ngôn thì phát triển ở [[Tây Tạng]], [[Mông Cổ]], [[Nepal]] và [[Bhutan]]. Mặc dù phát triển chủ yếu ở châu Á, nhưng hiện nay Phật giáo được tìm thấy ở khắp thế giới. Ước tính số người chính thức theo Phật giáo (đã làm lễ [[Quy y|Quy y tam bảo]]) vào khoảng 350 triệu đến 750 triệu người, số người chưa chính thức theo Phật giáo (chưa làm lễ Quy y tam bảo) nhưng có niềm tin vào Phật giáo thì còn đông hơn con số đó rất nhiều .
 
Phật giáo sơ khởi duy lý và vô thần, hướng con người đến nhận thức [[chân lý]], hay còn gọi là tỉnh thức, [[giác ngộ]]<ref>[https://giacngo.vn/nguyetsan/triethoc/2016/03/12/7252D0/ Nhận thức về chân lý trong Phật giáo], Nguyệt san Giác ngộ, 12/03/2016</ref><ref>[http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-phap/giac-ngo-giai-thoat/5844-Giac-ngo-la-gi-.html Giác ngộ là gì ?], Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay, 17/12/2010</ref>. Phật nguyên [[tiếng Phạn]] là Buddha, Bud là giác (biết, nhận thức), dha là người<ref>[https://thuvienhoasen.org/a4162/su-khac-biet-giua-hai-chu-phat-va-chu-but Sự Khác Biệt Giữa Hai Chữ Phật Và Chữ Bụt], Thư viện Hoa Sen, 27/08/2010</ref>. Phật trong tiếng Phạn là người hiểu biết. Đức Phật là một vị chân sư có thật tên là [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Siddhārtha Gautama]] (624 - 544 TCN) và ông đã dùng 45 năm cuộc đời để đi khắp miền bắc Ấn Độ để giảng dạy giáo lý. Tuy nhiên về sau, do pha trộn với các tôn giáo, tín ngưỡng địa phương cũng như hiểu biết hạn chế của giới bình dân nên Phật ngày càng được sùng bái như một thần linh. Minh chứng là tại các chùa hiện nay có rất nhiều phật tử không chỉ tụng kinh niệm phật mà còn thờ lạy tượng Phật với niềm tin sẽ được Phật ban phát tài lộc (thực ra, theo giáo lý Phật giáo, một Phật tử chỉ đạt được tài lộc nếu họ đã làm những việc tốt để tạo thiện báo cho chính mình, chứ Phật không hề ban phát cho họ những điều đó). Nhiều truyền thuyết dân gian, tác phẩm nghệ thuật mô tả chư Phật với nhiều quyền lực và năng lực siêu nhiên. Mặc dù vậy, theo ý niệm nguyên thủy của Phật giáo, Phật là một con người đã giác ngộ nghĩa là đã đạt được sự nhận thức đúng đắn về [[bản ngã]] và thế giới xung quanh nên đã được giải thoát. Ai cũng có thể trở thành Phật nếu người đó tự sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới xung quanh do đó được giải thoát. Khi đã vượt qua sự [[vô minh]] con người được giải thoát và trở thành Phật<ref>[https://thuvienhoasen.org/a13717/khai-niem-vo-minh-trong-phat-giao Khái niệm vô minh trong Phật giáo], Thư viện Hoa sen, 14/12/2011</ref>.
Dòng 20:
Phía Bắc của [[Ấn Độ]] là dãy [[Himalaya]] cao lớn và dài tạo nên một hàng rào cô lập các vùng bình nguyên của xứ này với các vùng còn lại. Để liên lạc với bên ngoài thì chỉ có con đường núi xuyên qua [[Afghanistan]]. Nền văn hóa chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa [[Kinh Vệ Đà|Vệ Đà]] (''Veda''). Các bộ lạc [[dân du mục|du mục]] [[người Aryan]] đã mở mang và xâm chiếm các vùng lãnh thổ Tây Bắc Ấn và lan rộng ra hầu hết [[bán đảo Ấn Độ]] khoảng 1000 năm trước công nguyên
 
Văn hoá Vệ Đà nghiêng về thờ phụng nhiều thần thánh cũng như có các quan điểm thần bí về [[vũ trụ]]. Những sự phát triển về sau đã biến Vệ Đà thành một tôn giáo ([[Ấn Độ giáo|đạo Bà La Môn]]) và phân hoá xã hội thành bốn giai cấp chính trong đó [[bà-la-môn|đẳng cấp Bà La Môn]] (tầng lớp tăng lữ) là giai cấp thống trị. Tư tưởng [[luân hồi]] cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ đạo Bà La Môn (hay sớm hơn từ tư tưởng Vệ Đà). Đạo Bà La Môn còn cho rằng tồn tại một bản chất của vạn vật, đó là [[Brahman]] (hay Phạm Thiên).
 
Tôn giáo gắn liền với nó là triết học phát triển mạnh tại Ấn Độ với sự xuất hiện rất nhiều hướng triết lý và cách hành đạo khác nhau và đôi khi phản bác nhau. Trong thời gian trước khi Phật giáo xuất hiện, đã có rất nhiều trường phái tu luyện. Các xu hướng triết lý cũng phân hoá mạnh như là các xu hướng khoái lạc, ngẫu nhiên, [[chủ nghĩa duy vật|duy vật]], [[chủ nghĩa hoài nghi|hoài nghi]] mọi thứ, huyền bí ma thuật, [[khổ tu|tu khổ hạnh]], tu đức hạnh, tụng kinh...
Dòng 32:
Sau khi Phật nhập niết bàn thì Tôn giả [[Ma-ha-ca-diếp]] (''Maha Kassapa'') thay phần lãnh đạo giáo hội. Ông tập họp 500 vị [[Tì-kheo|Tỳ kheo]] tại thành Vương Xá để tổ chức [[đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất]] nhằm kết tập những lời dạy của Phật Thích Ca. Tại kỳ kết tập này giáo luật Phật giáo được tôn giả [[Ưu Ba Ly]] kết tập và được tăng đoàn chấp thuận. Tôn giả A Nan kết tập giáo pháp và được đại chúng nhất trí. Tôn giả A Nan lần lượt kết tập các kinh Tăng nhất, Tăng thập, Ðại nhân duyên, Tăng Kỳ Ðà, Sa môn quả, Phạm Ðộng và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm, những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm. Ngoài ra tập họp các kinh bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng. Sau kỳ kết tập này Luật tạng và Kinh tạng của Phật giáo cơ bản hình thành.<ref name="daophatngaynay">[http://www.daophatngaynay.com/vn/kinh-dien/van-hoc-kd/10494-Lich-su-ket-tap-kinh-luat.html Lịch sử kết tập kinh luật], Đạo Phật ngày nay, 24/03/2012</ref> Giáo hội giữ nguyên các hoạt động truyền thống của mình cho đến kì kết tập kinh điển lần thứ hai.
 
[[Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai]] diễn ra sau khi Phật tổ [[Thích-ca Mâu-ni]] nhập diệt khoảng hơn 100 năm do có sự mâu thuẫn về giới luật và tranh cãi về tính không hoàn hảo của một vị [[A-la-hán]]. Sự kiện diễn ra như sau, Trưởng lão Da-sá trong lần tuần du đến thành Vaishali (Tỳ-xá-ly) đã nhận thấy các [[tỳ-kheo]] ở đây thực hiện nhiều hành vi vi phạm giới luật. <ref>{{Chú thích web|url=https://giacngo.vn/nguyetsan/vanhoa/2013/04/27/13D44A/|title=Vesali - Nơi kiết tập kinh điển lần thứ hai|tác giả=Nguyễn Đăng|họ=|tên=|ngày=2013-04-27|website=Nguyệt san Giác Ngộ|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref> Trong đó nghiêm trọng nhất là việc nhận vàng bạc của thí chủ cúng dường. Ông nói như thế này với người dân và tỳ-kheo ở Vaishali: "''các ngươi không nên cúng thí [[tiền]], ta từng đích thân theo Phật nghe [[Pháp (Phật giáo)|pháp]], nếu ai cầu thí không đúng với giáo pháp, cũng như những ai cúng thí không đúng với giáo pháp, cả hai đều đắc tội''"<ref name="thanhnghiem"/>. Các vị tỷ-kheo ở đây thì từ chối cho rằng mình có tội, họ nói rằng đó là những điều chỉnh thích hợp đối với văn hóa và phong tục nơi đây, mâu thuẫn không thể giải quyết và do vậy họ quyết định trục xuất Da-sá. Da-sá sau đó đi đến nhiều vùng đất khác nhau tập hợp các Trưởng lão và những người am hiểu phật pháp nhằm mục đích xem xét các hành vi trái với giới luật là có thể chấp nhận được hay không. Kỳ đại hội này đánh dấu sự phân phái chính thức đầu tiên của Phật giáo thành [[Thượng tọa bộ]] và [[Đại chúng bộ]]<ref name="thanhnghiem">[http://www.thuvienhoasen.org/lichsuphatgiaoando-03.htm Lịch sử Phật giáo Ấn Độ] Chương 3, tác giả:[[Pháp sư Thánh Nghiêm]], việt dịch:[[Thích Tâm Trí]]</ref><ref name="dutt">[http://www.quangduc.com/lichsu/72bophai02.html Các Bộ phái Phật giáo ở Ấn Độ - [[Buddhist]] Sects In India] Chương 2, tác giả:Tiến sĩ [[Nalinaksha Dutt]], việt dịch: [[Thích Nguyên Tạng]]</ref>. Đại hội còn có 2 tên khác là ''Thất bách kết tập'' và ''Tỳ-xá-ly kết tập'' vì cuộc kết tập diễn ra tại thành phố [[Vaishali (thành phố cổ)|Vaishali]] thuộc miền bắc [[Ấn Độ]] cổ với sự tham giá của 700 vị A la hán. Khi đại hội kết thúc, trưởng lão Ly Bà Ða kết luận: "''Những gì không do Phật chế thì không được tùy tiện chế định, những gì do Phật đã chế thì không được vi phạm. Tăng chúng phải chăm chỉ học tập những gì Phật đã truyền dạy''<ref name="daophatngaynay"/>".
 
== Giáo lý cốt lõi ==
Dòng 75:
##Chết là hết một kiếp, nhưng lại là khởi đầu của một kiếp khác, nối tiếp vô cùng tận. Dù có hết một kiếp sống thì vẫn sẽ tiếp tục luân hồi sang kiếp khác để nhận quả. Còn luân hồi là còn khổ. Phật giáo chỉ ra rằng luân hồi chỉ có thể bị phá vỡ nếu [[giác ngộ]], nghĩa là có thể thoát khỏi luân hồi sinh tử nếu biết cách "đoạn diệt" các nguyên nhân dẫn dắt luân hồi, nghĩa là không còn quan hệ nhân quả. Phật giáo gọi đó là giải thoát và toàn bộ giáo pháp của Phật đều nhằm chỉ ra con đường giải thoát, như Phật đã nói ''"Như mặn là vị của nước biển, còn vị của đạo ta là giải thoát"''.
===Siêu hình học===
Trong đạo Phật những vấn đề siêu hình không là vấn đề hệ trọng đối với những ai đang cố thực hiện cuộc thực nghiệm tâm linh. Đối với các vị tỳ kheo hay đặt những thắc mắc siêu hình, đức Phật thường quở phạt là vì lẽ đó. Ông dạy rằng điều hệ trọng nhất là phải tự tinh tiến lên để được giải thoát giác ngộ, đừng phí thì giờ và tâm lực vào những vấn đề siêu hình "''Này các tỳ kheo, các thầy đừng thắc mắc về vấn đề thế giới nầy là hữu hạn hay vô hạn, hữu cùng hay vô cùng. Dù thế giới nầy là hữu hạn hay vô hạn, là hữu cùng hay vô cùng, thì điều mà chúng ta phải nhận là thực có ở giữa đời nầy, vẫn là những khổ đau sinh lão bệnh tử''". Đức Phật lựa chọn một ít những chân lý căn bản có lợi cho sự giải thoát diệt khổ để dạy cho tứ chúng đệ tử. Trong Kinh có chép câu chuyện của một người bị trúng tên độc không chịu cho người ta nhổ tên để rịt thuốc "''Khoan, khoan nhổ mũi tên đã. Để tôi còn phải tìm hiểu kẻ nào đã bắn tôi, mặt mũi ra sao, tên gì, làng nào, có thù hằn gì với tôi không, rồi sau hãy nhổ.''" Nếu mà tìm hiểu được từng ấy thứ thì thuốc độc đã ngấm vào thân thể rồi, còn cứu làm sao được. Đức Phật cho rằng các đệ tử phải thực hành phương pháp giải thoát diệt khổ, đừng mất thì giờ đi tìm hiểu những chuyện vu vơ.<ref name="abc">{{Chú thích web|url=https://thuvienhoasen.org/a12240/06-van-de-sieu-hinh|title=VẤN ĐỀ SIÊU HÌNH, Thư viện Hoa Sen|tác giả=|họ=|tên=|ngày=07/07/2011|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
 
Những vị đệ tử chưa chứng ngộ thường thắc mắc về Niết Bàn và đặt những câu hỏi về Niết Bàn. Đức Phật có nhiều lần đã im lặng trước những câu hỏi đó. Sự im lặng của ông cũng đã là một cách trả lời. Tìm hiểu về Niết Bàn là một việc làm mất thì giờ lại còn dễ đưa người tới những tưởng tượng hư vọng. Niết Bàn là một thực thể cần được thực chứng chứ không phải là đối tượng của những suy luận duy lý. Không cho những vấn đề siêu hình là quan trọng, đó là một điểm đặc biệt của đạo Phật. Một vị tỳ kheo quyết tâm chứng đạo, không bắt buộc phải có lòng tin của một tín đồ. Người ấy có thể không bận tâm đến các vấn đề cực lạc, thiên đường, luân hồi, địa ngục. Người ấy chỉ cần đặt vấn đề giải thoát diệt khổ. Bởi vì người ấy đã có thể nhận chân được tính cách khổ, không, vô thường, vô ngã của vạn hữu (khổ đế) cùng nguyên nhân của những khổ đau ràng buộc ấy (tập đế) và cương quyết trừ diệt chúng bằng những phương pháp hợp lý (đạo đế) để đi đến sự chiến thắng khổ đau, sống trong tịnh lạc (diệt đế). Một khi thành công, người sẽ biết tất cả, hiểu tất cả, vì bấy giờ người đã sống trong chân lý.<ref name="abc"/>
Dòng 106:
*[[Bích-chi Phật|Độc Giác Phật]] (sa. ''pratyeka-buddha''), là người giác ngộ, nhưng không có đủ khả năng giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ.
*[[Tam-miệu-tam-Phật|Toàn Giác Phật]] (sa. ''samyak-saṃbuddha'') là bậc [[chính đẳng chính giác]], không chỉ giác ngộ mà còn có thể giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ.
Hàng 132 ⟶ 131:
====Tịnh độ tông====
{{main|Tịnh độ tông}}
Là một tông phái lấy pháp môn niệm danh hiệu A Di Đà, để cầu được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc do Đức Phật A Di Đà là Giáo Chủchủ, tông này lấy Kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, và Tiểu Bản A Di Đà làm căn bản.
 
[[Tuệ Viễn]] (334-416) là đệ nhất Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa, tại Lư Sơn ông dựng chùa Đông Lâm và trụ trỉ ròng rã 30 năm không hề xuống núi, nơi đây ông lập ra hội Niệm Phật gọi là Bạch Liên Xã, có 123 người, trong đó có 18 vị gọi là "Đông Lâm Thập Bát Hiền".
Hàng 140 ⟶ 139:
==== Thiền tông ====
{{main|Thiền tông}}
Tổ Bồ Đề Đạt Ma là vị Tổ thứ 28 truyền thừa từ đệ nhất Tổ Ca Diếp, từ Ấn Độ sang Trung Hoa hoằng dương chánh pháp, ông trở thành đệ nhất Tổ Thiền Tông Trung Hoa.
 
==== Thiên Thai tông ====
Hàng 171 ⟶ 170:
* Phật giáo phương Đông (''Đại Thừa'') có 360 triệu tín đồ;
* Phật giáo phương Nam (''Nam Tông'') có 150 triệu tín đồ; và
* Phật giáo phương Bắc (''Kim Cương Thừa'') có 18,2 triệu tín đồ.
* Bảy triệu tín đồ Phật giáo đến từ các nước bên ngoài châu Á.