Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bóng đá”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 160:
[[Tập tin:Youth-soccer-indiana.jpg|nhỏ|phải|Trẻ em chơi bóng đá.]]
[[Tập tin:Young child football.jpg|nhỏ|phải|Trẻ em ở [[Việt Nam]] chơi bóng đá.]]
Với luật chơi đơn giản và trang bị không đòi hỏi cầu kỳ, đắt tiền, mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính khác nhau đều có thể chơi bóng đá như một môn thể thao để giải trí, tăng cường sức khỏe,... trong các sân tập, tại các giờ học thể dục thể thao ở [[trường học|trường]], [[lớp học|lớp]] hay thậm chí là trên đường phố. Tuy nhiên để thi đấu bóng đá chuyên nghiệp thì các cầu thủ thường phải được thitrúng tuyển vào các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ từ khi còn nhỏ để được huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật cơ bản của môn bóng đá. Tại các lò đào tạo này, các cầu thủ trẻ sẽ được rèn luyện cả về thể lực và kỹ thuật, chiến thuật cũng như được tham gia nhiều trận đấu, giải đấu theo từng lứa tuổi để tích lũy kinh nghiệm. Do tính cạnh tranh rất cao của bóng đá chuyên nghiệp, chỉ một phần nhỏ trong số các cầu thủ trẻ có thể trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, số còn lại thì chấp nhận chơi bóng như một sở thích (ví dụ như họ có thể đá ở một câu lạc bộ nghiệp dư và tham gia các trận đấu, giải đấu bóng đá nghiệp dư (bóng đá phong trào) hoặc chỉ đơn giản là họ có thể chơi bóng đá với bạn bè ở các sân bóng) hoặc tiếp tục sự nghiệp ở các câu lạc bộ bán chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, ví dụ như một ngườicầu đãthủ lớnnghiệp tuổi nhưng đá xuất sắc ở các giải bóng đá phủi và phong trào có thể sẽ "lọt vào mắt xanh" của 1 HLV một đội bóng chuyên nghiệp nào đó và người ấy vẫn sẽ có thể có cơ hội để trở thành các cầu thủ chuyên nghiệp (kể cả khi cầu thủ nghiệp dư ấy đã lớn tuổi). Hoặc ví dụ như các [[học sinh]] đá bóng tốt có thể sẽ được tham dự các đội bóng (câu lạc bộ hoặc đội tuyển) của [[lớp học|lớp]], của [[trường học|trường]] nơi họ đang theo học để tham dự các giải đấu bóng đá học đường. Nếu như thi đấu xuất sắc ở các giải đấu đó, các học sinh cũng sẽ có cơ hội để trởđược thànhcác cầu thủđào tạo bóng đá trẻ chiêu mộ để trở thành các cầu thủ chuyên nghiệp trong tương lai sau này nhờ vào sự theo dõi và tuyển chọn của các HLVhuấn luyện viên chuyên nghiệp hoặc các nhà tìm kiếm tài năng bóng đá (hình thức này khá phổ biến ở một số [[quốc gia|nước]] như: [[Việt Nam]], [[Nhật Bản]],...).
 
Để chơi trọn vẹn một trận đấu bóng dài 90 phút, cầu thủ cần một sức khỏe và độ bền lớn vì tùy theo vị trí, họ phải di chuyển (chủ yếu là chạy) trên quãng đường tổng cộng dài từ 6 đến 11&nbsp;km. Bên cạnh đó, cầu thủ bóng đá còn bị đe dọa bởi các chấn thương rất dễ xảy ra trong trận đấu hoặc trong lúc tập luyện, chấn thương thường xảy ra với họ ở chân, ví dụ chấn thương gân khoeo, chấn thương gót chân và đôi khi thậm chí là gãy chân. Những cái chết trên sân đấu hoặc sân tập, tuy hiếm gặp nhưng cũng vẫn xảy ra trong môn bóng đá, một trường hợp như vậy là cái chết của cầu thủ [[Antonio Puerta]] người [[Tây Ban Nha]], anh đã chết trong bệnh viện sau khi bị ngừng tim ngay trong một trận đấu thuộc giải [[Giải vô địch bóng đá Tây Ban Nha|La Liga]] vào ngày [[25 tháng 8]] năm [[2007]].<ref>{{vi}} {{Chú thích web |url=http://web.archive.org/web/20100215222810/http://www.vnexpress.net:80/GL/The%2Dthao/2007/08/3B9F9B0D/ |nhà xuất bản=[[VnExpress]] |tiêu đề=Ngôi sao bị nhồi máu cơ tim của Sevilla qua đời |ngày truy cập=ngày 17 tháng 12 năm 2008}}</ref> Vì sự tiêu tốn thể lực và các mối đe dọa này, một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hiếm khi có đủ 100% khả năng để thi đấu suốt một mùa giải dài 9 tháng, họ thường có chiến thuật phân bổ sức lực chú trọng cho các trận đấu lớn. Cũng như nhiều môn thể thao hiện đại khác, hiện tượng [[Doping (thể thao)|doping]] cũng xuất hiện trong bóng đá. Sau một thời gian dài không chấp nhận hợp tác với [[Ủy ban chống doping quốc tế]] (AMA), FIFA vào năm [[2006]] đã đồng ý với đề nghị của IOC về việc tất cả các liên đoàn bóng đá phải ký công ước quốc tế về chống sử dụng doping. Tuy nhiên FIFA vẫn giữ quyền tự quyết định hình thức xử phạt với cầu thủ bị phát hiện dùng doping.<ref>{{fr}} {{Chú thích web |url=http://web.archive.org/web/20081205142759/http://www.dopage.com:80/actualite-dopage/football-fifa-saligne-sur-code-de-ama-74-1406-1.html |nhà xuất bản=http://web.archive.org/web/20120907231829/http://www.dopage.com/ |tiêu đề=Football: la Fifa s'aligne sur le code de l'Ama|ngày tháng = ngày 9 tháng 6 năm 2006 |ngày truy cập = ngày 23 tháng 3 năm 2008}}</ref>