Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đức Quốc Xã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 62952544 của 2402:800:61C7:A9D8:9047:5323:6556:602E (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Đã lùi lại sửa đổi 62930801 của Quoctoann171 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 128:
}}
{{Lịch sử Đức}}
'''Đức Quốc Xã''', còn gọi là '''Đệ Tam Đế chế''' hay '''Đế chế thứ ba''' ({{lang-de|Drittes Reich}}), là [[Đức|nước Đức]] trong thời kỳ 1933 – 1945 đặt dưới một [[chế độ độc tài]] chịu sự kiểm soát của [[Adolf Hitler]] và [[Đảng Quốc xã]] (NSDAP). Dưới sự thống trị của Hitler, nước Đức đã biến đổi thành một nhà nước [[phát xít]] [[toàn trị]] cai quản gần như mọi mặt của đời sống. Tên gọi chính thức của quốc gia này là ''Deutsches Reich'' ([[Đế chế Đức]]) từ 1933 đến 1945 và ''Großdeutsches Reich'' (Đế chế Đại Đức) từ 1943 đến 1945. Đức Quốc xã chấm dứt sự tồn tại của mình vào tháng 5 năm 1945 sau khi bại trận trước quân [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]], sự kiện đánh dấu hồi kết cho [[Chiến trường châu Âu (Chiến tranh thế giới thứ hai)|chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu]].
 
Vào ngày 30 tháng 1 năm 1933 Hitler được Tổng thống [[Cộng hòa Weimar]] [[Paul von Hindenburg]] bổ nhiệm làm [[Thủ tướng Đức]]. Sau đó đảng Quốc xã bắt đầu loại trừ tất cả các đối thủ chính trị và củng cố quyền lực của mình. Với việc Hindenburg qua đời vào ngày 2 tháng 8 năm 1934, Hitler đã trở thành nhà độc tài của nước Đức bằng việc sáp nhập chức vụ và những quyền hạn của Thủ tướng và Tổng thống vào với nhau. Kết quả [[Cuộc trưng cầu ý dân tại Đức năm 1934|cuộc trưng cầu ý dân]] tổ chức trên toàn quốc vào ngày 19 tháng 8 năm 1934 đã xác nhận Hitler là [[Führer]] (lãnh tụ) duy nhất của nước Đức. Tất cả mọi quyền lực đều tập trung vào tay Hitler, và lời nói của ông ta xếp trên mọi luật lệ. Chính phủ không phải là một cơ quan hợp tác, phối hợp, mà là một tập hợp các bè phái đấu tranh vì quyền lực và lợi ích của Hitler. Trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc [[Đại khủng hoảng|Đại Suy thoái]], những người Quốc xã đã khôi phục được một nền kinh tế ổn định và chấm dứt nạn thất nghiệp hàng loạt bằng biện pháp chi tiêu mạnh cho quân sự và vận dụng [[kinh tế hỗn hợp]]. Các công trình công cộng lớn được tiến hành xây dựng, bao gồm các ''[[Reichsautobahn|Autobahn]]'' ([[đường cao tốc]]). Sự hồi phục của nền kinh tế đã làm tăng thêm lòng yêu mến của nhân dân đối với chế độ.