Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đảng Cộng sản Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
từng có nhiều tên, không cần thiết, để vào phần Lịch sử Đảng
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 265:
{{chính|Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam}}
 
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày [[3 tháng 2]] năm [[1930]], Nguyễn Ái Quốc, đại diện Quốc tế Cộng sản và người tổ chức Hội nghị thống nhất đã chỉ định người đứng đầu điều hành Ban Chấp hành Trung ương Đảng đầu tiên với cương vị Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam là [[Trịnh Đình Cửu]]. Ông giữ chức vụ này cho đến ngày [[27 tháng 10]] năm [[1930]]{{fact}}, sau khi Hội nghị Trung ương lần thứ nhất kết thúc.
 
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất diễn ra từ ngày 12 đến 27 tháng 10 năm 1930<ref>{{cite web|url=http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/56/58/58/149708/Default.aspx|title=Nguyễn Ái Quốc và Hội nghị Trung ương tháng 10-1930|author=|date=|website=www.qdnd.vn|accessdate=27 Tháng mười hai 2018}}</ref>, [[Trần Phú]] được bầu vào vị trí đứng đầu Ban Chấp hành trung ương với danh xưng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
 
Sau khi Tổng Bí thư Trần Phú bị bắt và mất trong nhà thương [[Chợ Quán]] ngày [[6 tháng 9]] năm 1931, chức vụ Tổng Bí thư bị khuyết do Trung ương Đảng bị truy bắt dữ dội, gần như tê liệt. Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, tháng 3 năm 1934, tại Ma Cao, Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, do [[Lê Hồng Phong]] làm Bí thư. Do tình hình Ban Chấp hành Trung ương trong nước gần như bị tê liệt, nên Ban Chỉ huy hải ngoại kiêm Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Chức vụ Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương bấy giờ giữ vai trò như Tổng Bí thư. Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ I (27-31/3/1935), Hà Huy Tập được bầu làm Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại thay thế Lê Hồng Phong đã được Đại hội Đảng bầu là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Mãi đến Tháng 7 năm 1936, Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại [[Hà Huy Tập]] về nước và giữ chức Tổng Bí thư, trở lại thành chức vụ lãnh đạo cao nhất.
 
Cương vị lãnh đạo cao nhất của Tổng Bí thư được duy trì cho đến [[Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam II|Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II]], từ ngày 11 đến ngày [[19 tháng 2]] năm [[1951]]. Tại đại hội này, xác lập chức vụ danh dự là Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, gọi tắt là Chủ tịch Đảng, được xem là cao hơn cương vị Tổng Bí thư. Tuy đây chỉ là chức vụ danh dự, nhưng do uy tín lớn của Chủ tịch Đảng Hồ Chí Minh, nên hầu như đây là chức vụ thực quyền, nhất là sau Hội nghị Trung ương về vấn đề sửa sai cải cách ruộng đất tháng 10 năm 1956, Tổng Bí thư [[Trường Chinh]] từ chức, Chủ tịch Đảng [[Hồ Chí Minh]] được coi như kiêm giữ luôn chức vụ Tổng Bí thư.