Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự nảy mầm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 27.79.101.187 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Hugopako
Thẻ: Lùi tất cả
n clean up, General fixes, replaced: → (6)
Dòng 7:
[[Tập tin:Mung bean germination.ogv|right|250px|Sự nảy mầm của hạt đậu xanh được quay phim nhanh]]
 
Sự nảy mầm là sự phát triển của cây nằm bên trong một hạt giống; kết quả là sự hình thành cây con. Hạt giống của cây có mạch là một gói nhỏ được tạo thành bên trong [[quả]] hay quả hình nón sau khi [[tế bào mầm phôi]] đực và cái đã kết hợp. Tất cả những hạt giống đã phát triển hoàn toàn đều có chứa một phôi, và hầu hết ở các chủng loài cây thì đều kèm thêm nguồn “thức"thức ăn”ăn" dự trữ; tất cả đều được bao trong một lớp áo hạt. Vài loài cây sinh ra một lượng hạt giống mà không có phôi; chúng được gọi là hạt lép <ref>{{chú thích web|url=http://www.fao.org/DOCREP/006/AD232E/AD232E20.htm|title=A Guide to Forest Seed Handling|publisher=}}</ref> và không bao giờ nảy mầm. Những hạt giống tiềm sinh là hạt đã chín nhưng lại không nảy mầm bởi vì chúng phụ thuộc vào các điều kiện [[Môi trường tự nhiên|môi trường]] bên ngoài mà ngăn cản sự khởi đầu [[Trao đổi chất|quá trình chuyển hóa]] và phát triển tế bào. Ở những điều kiện thích hợp, hạt giống bắt đầu nảy mầm và mô phôi phát triển, trở thành một cây con.
 
Sự nảy mầm hạt giống phụ thuộc vào cả điều kiện bên trong lẫn bên ngoài. Những nhân tố bên ngoài quan trọng nhất bao gồm [[nhiệt độ]], [[nước]], [[ôxy]], và đôi khi là ánh sáng hay bóng tối.<ref name="Raven"/> Nhiều loài cây cần những điều kiện khác nhau để có thể nảy mầm hiệu quả. Điều này thường phụ thuộc vào sự đa dạng của hạt giống và có liên kết chặt chẽ với các điều kiện sinh thái tại nơi sống tự nhiên của cây. Với một số hạt giống, phản ứng của sự nảy mầm tương lai bị ảnh hưởng bởi những điều kiện môi trương trong suốt quá trình hình thành hạt giống; hầu hết những phản ứng này là những hình thức tiềm sinh.
 
* '''[[Nước]]''' rất cần thiết cho sự nảy mầm. Những hạt giống trưởng thành thường rất là khô và cần phải hấp thu một lượng nước đáng kể, tương đương với trọng lượng khô của hạt, trước khi sự chuyển hóa và phát triển tế bào có thể được phục hồi. Hầu hết hạt giống cần đủ lượng nước để làm ẩm chúng nhưng không làm đẫm nước. Sự hấp thu nước bởi hạt giống được gọi là sự hút hơi ẩm (imbibition), mà sẽ làm cho lớp áo hạt nở ra và vỡ đi. Khi hạt giống được hình thành, hầu hết các cây đều trữ một lượng “thức"thức ăn”ăn" dự trữ với hạt giống, chẳng hạn như [[tinh bột]], [[protein]], hay [[dầu]]. Nguồn dự trữ này cung cấp đủ dưỡng chất để phôi phát triển. Khi hạt giống hấp thu hơi nước, các enzyme thủy phân được kích hoạt và sẽ chuyển nguồn dự trữ này thành các chất hữu ích.<ref name="Raven"/> Sau khi cây con xuất hiện từ lớp áo hạt và bắt đầu mọc rễ với lá, nguồn dự trữ thường sẽ cạn đi; và lúc này sự [[quang hợp]] sẽ cung cấp năng lượng cần thiết để cây con tiếp tục phát triển. Lúc này cây con sẽ cần một nguồn nước, dưỡng chất, và ánh sáng liên tục.
* '''[[Ôxy]]''' rất cần thiết trong sự nảy mầm để cho sự chuyển hóa (trao đổi chất).<ref>{{chú thích tạp chí | last1 = Siegel | first1 = S. M. | last2 = Rosen | first2 = L. A. | year = 1962 | title = Effects of Reduced Oxygen Tension on Germination and Seedling Growth | url = | journal = Physiologia Plantarum | volume = 15 | issue = 3| pages = 437–444 | doi = 10.1111/j.1399-3054.1962.tb08047.x }}</ref> Ôxy được sử dụng trong hô hấp hiếu khí, là nguồn năng lượng chính của cây con cho đến khi nó mọc lá.[2] Ôxy là một loại khí trong bầu khí quyển, được tìm thấy trong các khoảng hở của đất trồng; nếu hạt bị chôn quá sâu dưới đất hay đất bị úng nước, hạt giống có thể bị thiếu ôxy. Một số hạt giống có các lớp áo hạt không thẩm thấu được nên ôxy không thể xâm nhập, gây nên sự tiềm sinh vật lý mà sẽ mất đi khi lớp áo hạt bị mòn đủ để hạt trao đổi khí và hấp thu nước từ môi trường.
* ''' [[Nhiệt độ]]''' ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa và phát triển tế bào. Hạt giống của các chủng loài khác nhau và kể cả từ cùng một cây sẽ nảy mầm ở nhiều nhiệt độ khác nhau. Hạt giống thường có một ngưỡng nhiệt độ mà chúng sẽ nảy mầm, và sẽ không nếu chúng nằm ở trên hay dưới ngưỡng đó. Nhiều hạt giống nảy mầm ở nhiệt độ cao hơn 60 – 75 [[Độ Fahrenheit|độ F]] (16 – 24 [[Độ Celsius|độ C]]) một chút, trong khi những hạt khác nảy mầm ở nhiệt độ chỉ trên [[nhiệt độ đóng băng]], và một số hạt chỉ nảy mầm khi phản ứng lại sự chuyển đổi trong nhiệt độ, giữa ấm và lạnh. Một số hạt giống nảy mầm khi đất lạnh (28-40 độ F – 2-4 độ C), và một số nảy mầm khi đất ấm (76-90 độ F – 24-32 độ C). Một số hạt thì cần tiếp xúc với nhiệt độ thấp (sự xuân hóa – vernalization) để phá vỡ trạng thái tiềm sinh. Một số hạt giống khi ở trong trạng thái tiềm sinh sẽ không nảy mầm kể cả khi các điều kiện đều thuận lợi. Hạt giống mà phụ thuộc vào nhiệt độ để kết thúc sự tiềm sinh thường là dạng tiềm sinh sinh lý. Ví dụ, hạt giống cần sự lạnh giá của mùa đông thì không thể nảy mầm cho đến khi chúng hấp thu nước vào mùa thu và trải qua nhiệt độ lạnh hơn. Bốn độ C là đủ lạnh để kết thúc sự tiềm sinh cho hầu hết các hạt giống tiềm sinh lạnh, nhưng ở một số nhóm cây, đặc biệt là trong [[họ Mao lương]] và các loài khác, chúng cần nhiệt độ thấp hơn âm 5 độ C. Một số hạt giống sẽ chỉ nảy mầm sau khi trải qua nhiệt độ cao trong suốt một trận cháy rừng mà sẽ làm nứt lớp áo hạt của chúng; dạng này là tiềm sinh vật lý.
Dòng 24:
 
=== Sự tiềm [[sinh]] ===
Một số hạt thuộc dạng tiềm sinh và cần nhiều thời gian hơn, và / hay cần phải chịu một số điều kiện môi trường đặc biệt trước khi chúng nảy mầm. Sự tiềm sinh của hạt có thể khởi nguồn ở nhiều bộ phận khác nhau, ví dụ như bên trong phôi; trong những trường hợp khác thì là lớp áo hạt. Phá vỡ sự tiềm sinh thường có liên quan đến những thay đổi ở các lớp màng, được bắt đầu bởi những dấu hiệu đặc biệt. Điều này thường chỉ xảy ra bên trong các hạt có nước.<ref>{{chú thích sách| title = The encyclopedia of seeds: science, technology and uses Cabi Series| url = http://books.google.com/books?id=aE414KuXu4gC&pg=PA203| year = 2006| journal = CABI| pages = 203| isbn = 0-85199-723-6| last1 = Derek Bewley | first1 = J.| last2 = Black | first2 = Michael| last3 = Halmer | first3 = Peter| accessdate = ngày 28 tháng 8 năm 2009 | postscript = <!-- Bot inserted parameter. Either remove it; or change its value to "." for the cite to end in a ".", as necessary. -->}}</ref> Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tiềm sinh của hạt bao gồm sự hiện diện của những [[Nội tiết tố|hormone]] thực vật nhất định, đáng chú ý là axít abscisic (ngăn cản sự nảy mầm) và [[gibberellin]] (kết thúc sự tiềm sinh). Trong quá trình ủ rượu, hạt [[đại mạch]] được xử lý với gibberellin để đảm bảo sự nảy mầm đồng nhất nhằm sản xuất [[mạch nha]]<ref name="Raven"/>
 
=== Sự hình thành cây con ===
Theo vài định nghĩa, sự xuất hiện của rễ mầm đánh dấu sự kết thúc của quá trình nảy mầm và bắt đầu “sự"sự hình thành”thành", một thời kỳ mà sẽ kết thúc khi cây con đã sử dụng hết nguồn dự trữ của bên trong hạt. Sự nảy mầm và sự hình thành ở cây là những giai đoạn rất quan trọng vì khi đó chúng rất dễ bị tổn thương, bệnh tật, và thiếu nước.<ref name="Raven"/> Thông số so sánh sự nảy mầm có thể được sử dụng làm chỉ thị cho độ tổn hại thực vật trong đất trồng. Tỷ lệ chết giữa sự phân tán hạt và sự hoàn thành việc hình thành cây có thể rất cao nên nhiều loài đã thích nghi bằng cách sinh ra một lượng lớn hạt giống.
 
== Tỷ lệ nảy mầm và năng suất nảy mầm ==
Dòng 34:
 
=== Sự nảy mầm của cây hai lá mầm ===
Bộ phận của cây mà nhú ra đầu tiên từ hạt giống là rễ phôi, được gọi là “rễ"rễ mầm”mầm" hay rễ chính. Nó cho phép cây con có thể cắm xuống đất và bắt đầu hấp thụ nước. Sau khi rễ hấp thụ nước, chồi mầm sẽ nhú ra từ hạt. Chồi gồm ba bộ phận chính: lá mầm, trụ dưới lá mầm (hypototyl), và trụ trên lá mầm (epicotyl). Cách mà chồi nhú ra giữa các loài cây thi khác nhau.<ref name="Raven">{{chú thích sách | last = Raven | first = Peter H. |author2=Ray F. Evert |author3=Susan E. Eichhorn | title = Biology of Plants, 7th Edition | publisher = W.H. Freeman and Company Publishers | year = 2005 | location = New York | pages = 504–508 | isbn = 0-7167-1007-2}}</ref>
 
==== Nảy mầm trên mặt đất ====
Dòng 49:
 
== Sự nảy mầm của hạt phấn ==
Một hiện tượng nảy mầm khác trong suốt vòng đời của thực vật hạt trần và thực vật có hoa là sự nảy mầm của [[Phấn hoa|hạt phấn]] sau khi [[thụ phấn]]. Giống như hạt giống, hạt phấn cũng bị mất nước khá nhiều nhằm tiện lợi hơn khi được phát tán ra ngoài từ cây này sang cây khác. Chúng có một lớp “áo”"áo" bảo vệ cho vài tế bào (8 ở thực vật hạt trần, 2 – 3 ở thực vật có hoa). Một trong những tế bào này là tế bào ống. Một khi hạt phấn rơi trên đầu nhụy của [[hoa]] nhận phấn (hay quả hình nón cái ở thực vật hạt trần), nó sẽ hút nước và nảy mầm. Sự nảy mầm của hạt phấn được đẩy nhanh bởi nước trên đầu nhụy, cũng như bởi cấu trúc và [[Sinh lý học|sinh lý]] của đầu nhụy và vòi nhụy.<ref name="Raven"/> Hạt phấn cũng có thể làm cho nảy mầm trong ống nghiệm (hoặc [[đĩa Petri]]).<ref name="Martin">{{chú thích tạp chí |author=Martin FW |title=In Vitro Measurement of Pollen Tube Growth Inhibition |journal=Plant Physiol |volume=49 |issue=6 |pages=924–925 |year=1972 |pmid=16658085 |pmc=366081 |doi=10.1104/pp.49.6.924}}</ref><ref name="Pfahler">{{chú thích tạp chí |author=Pfahler PL |title=In vitro germination characteristics of maize pollen to detect biological activity of environmental pollutants |journal=Environ. Health Perspect. |volume=37 |issue= |pages=125–32 |year=1981 |pmid=7460877 |pmc=1568653|doi=10.2307/3429260 |jstor=3429260}}</ref>
 
Trong suốt quá trình nảy mầm, tế bào ống kéo dài và đi vào [[ống phấn]]. Ở trong bông hoa, ống phấn mọc về phía noãn, nơi mà nó sẽ giải phóng [[tinh trùng]] bên trong hạt phấn đề [[Thụ tinh|thụ phấn]]. Hạt phấn đã nảy mầm với hai tinh trùng của nó thì là thể giao tử đực của các cây này.<ref name="Raven"/>
 
=== Tính tự xung khắc ===
Vì hầu hết các cây đều có cả cơ quan sinh sản đực và cái ở hoa của chúng, sẽ có một rủi ro khá cao của việc tự thụ phấn và do đó xảy ra hiện tượng “đồng"đồng huyết”huyết". Một số cây sử dụng khả năng kiểm soát sự nảy mầm của hạt phấn nhằm ngăn cản việc tự thụ phấn này. Sự nảy mầm và phát triển của ống phấn có liên quan đến các tín hiệu phân tử giữa đầu nhụy và hạt phấn. Trong tính tự xung khắc ở thực vật, đầu nhụy của một số cây nhất định có thể nhận diện được hạt phấn về mặt phân tử từ cùng một cây và ngăn không cho nó nảy mầm.<ref name="Takayama">{{chú thích tạp chí |author=Takayama S, Isogai A |title=Self-incompatibility in plants |journal=Annu Rev Plant Biol |volume=56 |issue= 1|pages=467–89 |year=2005 |pmid=15862104 |doi=10.1146/annurev.arplant.56.032604.144249}}</ref>
 
== Sự nảy mầm bào tử ==