Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tá lĩnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, General fixes, replaced: →
Dòng 6:
Từ xã hội xưa của người [[Nữ Chân]], hình thành nên chế độ [''"Binh nông hợp nhất"''; 兵农合一]. Sách [[Mãn Châu thực lục]] ghi lại, khi người Mãn săn thú, đem mỗi 10 người biên làm một Tiểu tổ, mỗi tổ ấy lại tuyển ra một thủ lĩnh, còn 9 người kia đều phải đưa một mũi tên cho thủ lĩnh, các Tiểu tổ ấy xưng gọi [''"Ngưu lục"''] - trong Mãn văn ý là ''"Đại tiễn"''<ref>《滿洲實錄》载:「满洲人出猎开围之际,各出箭一支,十人中立一总领,属九人而行。」</ref>. Từ đó, ''"Ngưu lục"'' trở thành một đơn vị cơ bản trong quân đội người Mãn Châu, thủ lĩnh gọi [''"Ngạch chân"''].
 
Năm Vạn Lịch thứ 11 ([[1583]]), [[Nỗ Nhĩ Cáp Xích]] vì đẩy mạnh quân sự Kiến Châu Nữ Chân, khuếch trương chế độ Ngưu lục, gia tăng thêm hình phạt và nâng cao kỷ luật. Hễ khi các bộ Nữ Chân lân cận quy phục, cũng theo lệ mà đem biên thành Ngưu lục. Chế độ Ngưu lục theo đó ngày càng cải biên, không chỉ số lượng, mà còn như một dạng sổ định hộ khẩu dân số của người Mãn Châu, cứ 300 người (hay hộ) làm thành Ngưu lục. Sau khi chế độ [[Bát kỳ]] hình thành, toàn bộ 8 kỳ đều có Ngưu lục, tùy vào biên chế mà nhiều hay ít.
 
Năm Thuận Trị thứ 17 ([[1660]]), Ngưu lục trong hán văn dịch thành ''"Tá"'', do đó Ngưu lục ngạch chân dịch thành [''"Tá lĩnh"''], lâu dần thì cụm từ Ngưu lục chỉ đơn vị hộ khẩu cũng đổi hết thành Tá lĩnh, và Tá lĩnh đồng thời cũng là tên chức quan hàm Tứ phẩm quản hạt Tá lĩnh ấy. Tá lĩnh của Mãn Châu kỳ phân, suốt thời Thanh có 319 cái, trong đó có 14 cái Bán phân. Tá lĩnh của Mông Cổ là 130 cái, Hán Quân là 206 cái, trong đó Bán phân của cả hai Kỳ phân này là ba cái. Bát kỳ Tá lĩnh tổng cộng thống kê có 664 cái.
 
== Chế độ ==
Quản hạt của Tá lĩnh trong Bát kỳ là các quan Tá lĩnh hàm Tứ phẩm, lo về vấn đề hộ khẩu, công việc và thu nhập của những hộ gia đình có trong Tá lĩnh mà mình quản lý. Tuy nhiên, chế độ Bát kỳ có quan niệm ''“tài"tài sản riêng”riêng"'' của hoàng tộc, tức là mỗi cá thể hoặc một nhóm Tá lĩnh đều sẽ có một ''“Chủ"Chủ nhân”nhân"'', mà các chủ nhân này đều là Tông thất vương công. Các chủ nhân này đều xuất thân hoàng thất, và bắt buộc đều phải thuộc diện Nhập bát phân công, gồm 6 tước bậc là Thân vương, Quận vương, Bối lặc, Bối tử, Trấn Quốc công cùng Phụ Quốc công.
 
Việc phân Tá lĩnh cho các Tông thất vương công đều là khi họ được thụ tước và phong phân kỳ tịch, thuộc Hạ ngũ kỳ, số lượng Tá lĩnh họ được ban đều không cố định, tuy nhiên đều phải là số hiện hữu trong một kỳ ấy. Ví dụ như, ở [[Bát kỳ|Chính Hồng kỳ]] khi ấy có 20 cái Tá lĩnh; Hoàng đế quyết định sẽ phân cho A Thân vương quản 10 cái, B Quận vương quản 5 cái, C Bối lặc quản 3 cái và D Trấn Quốc công quản 2 cái. Như vậy, A Thân vương cùng B Quận vương, C Bối lặc và D Trấn Quốc công đều là các [''"Lĩnh chủ"''; 领主] của Chính Hồng kỳ, trong đó A là Lĩnh chủ lớn nhất, cũng gọi [''"Kỳ chủ"''; 旗主]. Hoàng tộc đời Thanh khác với đời Hán chính là vì không có đất phong. Nhưng thay vào đó, bọn họ lại có quyền sở hữu nhân lực Tá lĩnh, tức là là chủ nhân của toàn bộ thuộc hạ trong một Kỳ của mình. Đầu đời Thanh, thế lực Vương công đều rất khuếch đại, hơn hẳn từ thời Thuận Trị về sau, chính là thời kỳ đầu thì các Vương công đều đã quản lý một số lượng lớn thuộc hạ như vậy.