Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Thương Ẩn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 34:
Người thầy có ảnh hưởng lớn nhất đối với Lý Thương Ẩn là người chú họ mà cậu đã gặp sau khi cùng mẹ quay về quê nhà Huỳnh Dương sinh sống. Chú cậu tuy từng theo học tại Thái học viện, nhưng sống ẩn cư không ra làm quan. Theo hồi ức của Lý Thương Ẩn, vị đường thúc này là tinh thông kinh học, tiểu học, cổ văn và thư pháp và bản thân ông cực kỳ coi trọng tài năng của người cháu nhỏ tuổi của mình. Dưới ảnh hưởng từ chú, Lý Thương Ẩn "năng vi cổ văn, bất hỉ ngẩu đối" (能为古文,不喜偶对). Khi mới 16 tuổi, cậu viết hai bài ''Tài luận'' 才论 và ''Thánh luận'' 圣论 (nay không còn) được nhiều sĩ đại phu đương thời khen ngợi. Trong số những nhân vật tán dương tài năng của Lý Thương Ẩn có Thiên Bình quân [[tiết độ sứ]] [[Lệnh Hồ Sở]].
 
Lệnh Hồ Sở là một nhân vật quan trọng khác trong sự nghiệp học thuật của Lý Thương Ẩn. Bản thân Lệnh Hồ Sở cũng là một chuyên gia "biền ngẫu văn" <!-- (Loại văn có đối, các đoạn văn, câu văn đối nhau từng cặp một) -->và đặc biệt mến mộ tài hoa phi thường của cậu học trò trẻ tuổi này. Ông không chỉ truyền thụ tài nghệ sáng tác "biền ngẫu văn" cho Lý ThưởngThương Ẩn mà còn nhận cậu làm môn hạ, mà còn giúp đỡ gia đình cậu và khuyến khích cậu giao du cùng những người con của mình. Kể từ đó, Lý Thương Ẩn giao du thân thiết với [[Lệnh Hồ Đào]]. Với sự giúp đỡ của Lệnh Hồ Sở, kỹ năng "biền ngẫu văn" của Lý Thương Ẩn nhanh chóng tiến bộ vượt bực. Tự tin với khả năng, cậu hy vọng sẽ có thể sử dụng năng lực của mình để làm bàn đạp bước vào chốn quan trường.
 
=== Con đường làm quan ===