Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phúc tấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 33:
Thời Thuận Trị, như đã đề cập, khi danh phận hậu cung vừa mới nhập quan cũng chưa thực sự rõ, các Hậu cung Phi tần cũng được dùng danh hiệu ''"Phúc tấn"'' để xưng hô. Chỉ cho đến hết Khang Hi, chế độ Hậu cung cũng được được kiện toàn, các danh xưng như ''"Phúc tấn"'' mới được chuyển xuống chuyên dùng cho vợ của các Hoàng tử. Theo chế độ hoàn bị từ đời [[Ung Chính]] và [[Càn Long]] trở đi, tước danh ''"Phúc tấn"'' cho Chính thất và ''"Trắc Phúc tấn"'' cho Trắc thất chỉ dùng cho những Hoàng tử chưa thụ phong hoặc Tông thất được thụ phong [[tước Vương]], tức là ['''Thân vương'''; 親王], ['''Quận vương'''; 郡王] hoặc ['''Thế tử'''; 世子] (''con cả của Thân vương''). Còn như Chính thất và Trắc thất của những Tông thất từ [[Bối lặc]] trở xuống đến [[Trấn quốc Tướng quân]], chỉ có thể dùng [[Phu nhân]]<ref>[https://zh.wikisource.org/zh-hans/%E6%AC%BD%E5%AE%9A%E5%A4%A7%E6%B8%85%E6%9C%83%E5%85%B8/%E5%8D%B7%E4%B8%80 钦定大清会典/卷一]: 亲王、世子、郡王妻,封亲王福晉、世子福晉、郡王福晉。长子、贝勒以下至辅国将军妻,封夫人。奉国将军妻封淑人,奉恩将军妻封恭人。亲王侧福晉四人,世子、郡王三人,长子、贝勒侧室二人,贝子、公一人,冠服各降适一等。</ref>.
 
Đồng thời, Tông thất được thụ phong tước và Hoàng tử chưa được thụ phong đều không giống nhau, do đó cũng phân ra hai cách gọi của Phúc tấn, là ['''Hoàng tử Phúc tấn'''; 皇子福晉] hoặc ['''Mỗ vương Phúc tấn'''; 某王福晉] - trong đó [Mỗ] là tước hiệu của Thân vương, Quận vương ấy. Theo quy định triều Thanh, Hoàng tử dù chưa phong tước hoặc đã phong tước, đều có thân phận cao hơn những Tông Thấtthất (anh em chú bác của Hoàng đế) đã phong vì có quan hệ thân phận với Hoàng đế nhất, do đó Phúc tấn của các Hoàng tử vẫn là đứng cao hơn Phúc tấn của Thân vương khi quy định thứ tự.
 
== Trong văn bản ==
Dòng 51:
Theo quy định của nhà Thanh, các Đích Phúc tấn và Trắc Phúc tấn được tuyển cho Hoàng tử Vương công thường đều thông qua [[Bát Kỳ tuyển tú]], được Hoàng đế chỉ định Tú nữ từ trong đợt tuyển này mà trở thành hôn phối cho các Hoàng tử Vương công. Do đó, các Đích Phúc tấn và Trắc Phúc tấn được chỉ định từ Bát Kỳ tuyển tú đều xuất thân [[Kỳ phân Tá lĩnh]]. Dựa theo việc này, họ có địa vị rất cao trong phủ và phả hệ một chi của vị Hoàng tử Vương công ấy, bởi vì cả hai vị Đích Phúc tấn cùng Trắc Phúc tấn khi nhập phủ, đều dùng lễ đại hôn (Trắc Phúc tấn có thể kém hơn một chút), và đều do [[bộ Lễ]] tiến hành tuyên sách phong tước hiệu bằng [[Sắc phong|lễ Sách phong]] chính thức. Cũng theo phân lệ ấy, các Đích Phúc tấn và Trắc Phúc tấn được chỉ định trực tiếp trong Bát Kỳ tuyển tú có thể mang theo [''"Bồi giá Nha hoàn"''; 陪嫁丫鬟] - tức những Nữ tỳ theo từ nhà mẹ đẻ của các Phúc tấn nhập phủ<ref>Tiếng Việt gọi nôm na là ''"Nha hoàn hồi môn"''</ref>. Dù không phổ biến, song các [[Bao y|Bao y nhân]], tức Nội Bát kỳ, cũng có thể được chỉ định trực tiếp làm Trắc Phúc tấn trong [[Nội vụ phủ tuyển tú]], tuy nhiên việc này xảy ra không nhiều lắm và cũng chưa xác định rõ họ có thể hưởng lễ cưới nhập phủ hay không. Những Bao y nhân được chỉ định trực tiếp này phần nhiều đều xuất thân thế gia trong hàng quan lại Nội vụ phủ.
 
Các Thứ Phúc tấn, cũng gọi ''"Cách cách"'', là những vị trí không được tham dự Bát Kỳ tuyển tú, mà chỉ được chọn nạp vào phủ, do đó các Cách cách thông thường xuất thân là Bao y thuộc Hạ ngũ kỳ, một số lại thuộc Bao y Thượng tam kỳ vì họ là [[Cung nữ tử]] hầu hạ Hoàng tử từ trong cung, sau đó theo Hoàng tử khi phân phủ. Những nữ tử xuất thân Bao y Hạ ngũ kỳ, thông thường là được phái đến hầu trong Vương phủ theo nghĩa vụ bắt buộc<ref>Tương tự Bao y Thượng tam kỳ phải tham gia [[Nội vụ phủ tuyển tú]] mà vào cung làm cung nữ.</ref>, sau đó tùy theo hoàn cảnh mà được [''"Thu phòng"''; 收房], tức nạp làm thiếp. Trong phủ, Cách cách hoàn toàn chỉ bị xem là tiểu thiếp, địa vị rất thấp nên thông thường chỉ dùng hình thức [''"Nạp"''; 納] để vào phủ hầu hạ, không khác gì nữ tỳ bình thường, do vậy họ không có lễ cưới và không được mang theo người hầu riêng. Mức hạn về số lượng Cách cách ban đầu không quy định, thường tùy vào việc Hoàng đế ban cho bao nhiêu hoặc là có thể thu nạp bao nhiêu. Tuy nhiên theo quy định chính thức vào năm Càn Long thứ 7 ([[1742]]) bởi [[Càn Long Đế]], một Thân vương chỉ có 10 Dắng thiếp chính thức còn Quận vương là 6 người. Điều này có nghĩa số ''"Thứ Phúc tấn"'' được chính thức công nhận chỉ trong phạm vị này, ngoài ra đều không được công nhận<ref name = "KDHĐTL CL7">《钦定大清会典则例》:乾隆七年,諭:嗣後皇子室應封,之年宗人府先指奏請旨,竢奉旨準封。再行,具題奉旨停封,竢五年後再行摺奏。如有旨又停封仍竢五年後再行奏請。永著為例。欽此。又議準,舊製:親王妾媵十人,世子、郡王六人,長子、貝勒、貝子五人,鎮國、輔國公四人。嗣后,除奉旨賞給王、貝勒等側福晉、側室外,其餘即于妾媵內,親王定側福晉四人,世子郡王三人,長子、貝勒定側室二人,貝子及鎮國、輔國公一人。冠服降適福晉,正室一等。凡應封侧福晉,侧室者,必生有子女,將婣族姓氏奏明,得旨後咨禮部注封。如無應之人,不得拘泥定數,滥行請封。己封者雖有,過失亦不得任意黜革必具奏,得旨乃行。其親王等請封侧福晉,侧室每年由府彙奏一次。</ref>.
 
Ngoài thân phận Bao y, các Cách cách cũng có thể xuất thân từ Thuộc nhân hoặc Gia nô, cụ thể:
Dòng 64:
Thông thường các Cách cách được Hoàng đế ân chuẩn trở thành Trắc Phúc tấn đa số là vì sinh ra con trai, trường hợp này có [[Tề phi]] Lý thị của [[Ung Chính Đế]] và [[Hòa phi]] Na Lạp thị của [[Đạo Quang Đế]]. Còn ngoài ra, chỉ khi Hoàng đế đặc biệt cho phép thì bọn họ mới có thể trở thành Trắc Phúc tấn, loại này có [[Đôn Túc Hoàng quý phi]] Niên thị, vốn là ''"Thuộc nhân"'' của Ung Chính Đế khi còn là Hoàng tử, và [[Tuệ Hiền Hoàng quý phi]] Cao thị, vốn là ''"Bao y nhân"'' hầu Càn Long Đế với tư cách [[Cung nữ tử]], cả hai đều do [[Khang Hi Đế]] và Ung Chính Đế chính thức ban cho vị trí Trắc Phúc tấn. Từ đời Càn Long, để có thể thỉnh lên Trắc Phúc tấn, thì 「'''Bắt buộc phải từng sinh dục'''」, nếu không cho dù chỗ cho Trắc Phúc tấn vẫn còn, thì cũng không thể xin thỉnh phong<ref name = "KDHĐTL CL7"></ref>. Điều này có nghĩa, giả dụ Vương phủ A đã có 2 Trắc Phúc tấn, còn 2 vị trí nữa, Vương gia A cũng không thể thỉnh phong cho Cách cách B nếu B không sinh con.
 
Và dù Cách cách trong nhiều trường hợp có thể được nâng làm Trắc Phúc tấn, nhưng hiện tượng ''"Phù chính"'' (扶正), tức là từ Trắc Phúc tấn đi lên Đích Phúc tấn rất khó xảy ra do vấn đề thân phận cách biệt. Thời nhà Thanh, Chính thất của các Vương đều phải thuộc thân phận chính danh của người Bát Kỳ thuộc [[Kỳ phân Tá lĩnh]], do đó rất ít khi Trắc Phúc tấn có thể đi lên vị trí Chính đích, bởi vì đại đa số Trắc Phúc tấn đều xuất thân Bao y hoặc Gia nô. Trường hợp không thể lấy thiếp ''"Phù chính"'', thì triều đình đều sẽ chọn người Bát Kỳkỳ khác hợp tuổi nhập phủ làm Kế thê, đó gọi là ''"Tục huyền"'' hoặc ''"Điền phòng"'' theo cách nói dân gian (xem bài [[Vợ]]). Thời gian cưới Kế thê đối với Hoàng tử Vương công không có quy định gắt gao như để tang bao lâu so với Nguyên phối, ví dụ như trường hợp [[Hiếu Mục Thành Hoàng hậu]] vừa qua đời đầu năm ấy, thì cuối năm ấy thì triều đình đã cưới [[Hiếu Thận Thành Hoàng hậu]] làm Kế thê của Đạo Quang Đế.
 
Bên cạnh đó, việc sách phong Trắc Phúc tấn triều Thanh cũng có nhiều vấn đề, khiến việc Thỉnh phong chậm trễ hoặc trù trì mãi không được, nên thời kỳ cuối cũng có một tình trạng ''“phong khống”'' Trắc Phúc tấn diễn ra trong các Vương phủ. Ấy là như một Vương phủ nói có 5 vị ''"Trắc Phúc tấn"'', trong phủ cũng xưng hô như vậy, song thực tế chỉ có 3 người được sách phong chính thức bởi triều đình.
Dòng 76:
* '''Cách cách hạ sinh''': con trai có thể được xét làm ['''Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân'''; 三等辅国将军] hoặc thấp hơn tuỳ vào kết quả [[Quý tộc Nhà Thanh|Khảo phong]]; con gái có thể phong là [[Quý tộc Nhà Thanh|Huyện quân]]. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp con gái của Cách cách không được phong tước gì.
 
Về phương diện khác, con cái do Trắc Phúc tấn thời Trung - Hậu kỳ sinh ra, không có khái niệm ''“Nhà mẹ đẻ”'' đối với dòng họ của mẹ ruột. Khái niệm ấy như nhau đều chỉ đến nhà mẹ của Đích Phúc tấn, điều này tra ra trong hồ sơ Trung và Hậu kỳ triều Thanh đều nhất quán, không có ngoại lệ.
 
=== Phẩm phục và Nghi vệ ===