Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Minh Ký”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 19:
 
Năm 1875, 20 tuổi, ông lập gia đình và có tổng cộng ba người vợ, mười ba người con, theo ''Trương gia từ đường thế phả toàn tập''. Nhưng xét theo bản gia phả do chính ông lập thì chỉ thấy tên của bà chính thất là Nguyễn Thị Nhờ - con gái của quan tri huyện Nguyễn Như Cương, quê xã Bình Hòa. Kết quả của cuộc hôn nhân này là mười người con, sáu trai bốn gái.
 
Năm 1879, ông được thăng chức Huấn đạo ở tuổi 24.
 
Năm 1880, với vốn kiến thức rộng, tinh thông nhiều ngoại ngữ, ông được [[Thống đốc Nam Kỳ]] [[Charles Le Myre de Vilers]] tín nhiệm và giao phận sự dìu dắt mười học sinh trường Bổn quốc, trong đó có [[Nguyễn Trọng Quản]], [[Diệp Văn Cương]] sang du học bậc Cao đẳng ở Alger. Ông đã sáng tác ''Như Tây nhựt trình'' là tác phẩm thơ trường thiên 2000 câu theo thể song thất lục bát ghi lại hành trình này.
 
Năm 1881, ông tham gia vào ban biên tập tờ [[Gia Định báo|''Gia Định Báo'']]<ref>{{Chú thích sách|title=Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945|last=Văn Tòng|first=Huỳnh|publisher=NXB Tổng hợp TP HCM|year=2016|isbn=|location=TP HCM|pages=}}</ref> (trước đó đã từng có khoảng thời gian dài cộng tác thời Trương Vĩnh Ký làm Chánh tổng tài). Nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng ông làm chủ bút tờ báo từ 1881-1896 như Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hòa<ref name=":0" />, Bằng Giang<ref name=":1" />.
 
Dưới thời Trương Minh Ký, tờ báo chính thức trở thành công báo với hầu hết các trang đều đăng văn bản, nghị định... của chính quyền. Lúc này, ''Gia Định Báo'' có hai thay đổi căn bản. Một là, phần Công vụ báo có đăng nguyên văn biên bản các buổi họp của Hội đồng quản hạt Nam Kỳ (do vậy mà có khi báo tăng lên đến 20 trang). Đây là việc vô tiền khoáng hậu, bởi xưa nay các nhà chính trị không bao giờ muốn đưa những chuyện họ bàn bạc lên báo. Hai là, ở phần Thứ vụ, Tạp vụ có dành một phần nhỏ cho những sáng tác văn học, trở thành trang văn học đầu tiên trên báo chí Quốc ngữ nước ta. Hai truyện ngắn văn xuôi ''Tên chăn bò'' và ''Thằng ăn trộm với con heo'', viết lại theo nội dung thơ La Fontaine của Trương Minh Ký in trên số ra ngày 1/12/1881 là những truyện đầu tiên của nền văn học chữ Quốc ngữ, giúp ông được mệnh danh là nhà văn Quốc ngữ đầu tiên. Sau này, ông cũng cộng tác tích cực với nguyệt san [[Thông loại khóa trình|''Thông loại khóa trình'']] của Trương Vĩnh Ký.
Hàng 41 ⟶ 39:
 
== Đánh giá ==
Nhà nghiên cứu văn học Bằng Giang<ref name=":1">{{Chú thích sách|title=Văn học quốc ngữ ở Nam kỳ 1865-1930|last=Bằng Giang|first=|publisher=NXB Trẻ|year=1992|isbn=|location=TP HCM|pages=}}</ref>:<blockquote>''Trương Minh Ký chẳng những là người mở đầu việc dịch thuật văn học Hán-Việt, mà còn là người đi tiên phong trong văn học dịch Pháp-Việt nữa.''</blockquote>Nhà nghiên cứuTS. Phan Đăng Thanh và ThS. Trương Thị Hòa<ref name=":0">{{Chú thích sách|title=Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam. T.1, Trước Cách mạng Tháng tám 1945 (1858 - 1945)|last=Đăng Thanh|first=Phan|last2=Thị Hòa|first2=Trương|publisher=NXB Tổng hợp TP HCM|year=2017|isbn=978-604-58-5956-8|location=TP HCM|pages=}}</ref>:<blockquote>''Cả ba nhà báo Việt Nam tiên phong (Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký) đều là những công chức tận tụy cộng tác trong chế độ thuộc địa Pháp, đồng thời họ cũng là những học giả uyên thân, hoạt động xã hội tích cực, đem tài năng phục vụ mục tiêu mưu cầu tiến bộ cho đồng bào mình.''</blockquote>
 
== Tên đường và tên trường ==