Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Hy Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 58:
Khi vua cha qua đời, Do Hiệu không hề biểu lộ sự đau buồn gì cả, ông lên ngôi không một sự chuẩn bị gì.
 
Khi Minh Hy Tông đăng cơ được ít ngày, dưỡng mẫu của ông là [[Lý Khang phi|Lý tuyển thị]] lợi dụng việc ông còn nhỏ và không có năng lực, lập tức di dời đến [[Càn Thanh cung]], mưu đồ [[Thùy liêm thính chánh]] để can dự vào triều chính. Đông Lâm đảng đại thần gồm [[Tả Quang Đẩu]] (左光斗) và [[Dương Liên]] (楊漣) ra sức phản đối, ép Lý Tuyển thị phải dời từ Càn Thanh cung đến [[Nhân Thọ cung]], sử gọi là [[Án di cung|Di cung án]] (移宮案). Sau sự kiện, Hy Tông đề bạt các đại thần Đông Lâm đảng, tuy nhiên lại cất nhắc thêm Thị nội theo hầu Lý Tuyển thị khi trước là [[Ngụy Trung Hiền]], cho giữ chức ''Bỉnh bút thái giám'' (秉筆太監) thuộc [[Ti Lễ giám]] (司禮監). Nhân đó, họ Ngụy liên kết với cùng với người vú nuôi của Hy Tông là [[Khách Thị]] (客氏), do công nuôi dưỡng được phong làm ''Phụng Thánh phu nhân'' (奉聖夫人).Tuổi thơ của Minh Hy Tông gắn liền với nhũ mẫu Khách thị nên việc nảy sinh tình cảm giữa hai người cũng không phải là chuyện gì khó tưởng tượng. Tuy nhiên, tình cảm giữa Khách thị và Minh Hy Tông không chỉ đơn thuần là tình thương như con dành cho mẹ mà là của những cặp tình nhân đối đãi với nhau. Thậm chí, các nhà sử gia còn khẳng định rằng chắc chắn giữa Minh Hy Tông và Khách thị có chuyện ân ái chăn gối. Hai người cấu kết với nhau chia sẻ sự ảnh hưởng lên Hoàng đế.
 
Minh Hy Tông hoàn toàn tin tưởng giao hầu hết việc triều chính cho Ngụy Trung Hiền, hoàn toàn khoanh tay rũ áo, chỉ biết suốt ngày chơi bời, không ham chính sự. Đặc biệt, ngay từ nhỏ, Hy Tông đã có thích thú với việc chạm khắc gỗ, nên mặc dù đang ở ngôi, Minh Hy Tông suốt ngày chỉ biết khắc chạm, vẽ lên gỗ, nghệ thuật điêu khắc gỗ của Hy Tông rất khéo và tinh xảo. Đặc biệt, ông đã ra lệnh bán những sản phẩm gỗ của mình trên thị trường chỉ để xem chúng có giá trị bao nhiêu.