Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hô Nhĩ Hán”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
Ông từng cùng với Nỗ Nhĩ Cáp Xích tham gia các chiến dịch lớn của người Mãn Châu trong công cuộc chinh phục các bộ lạc ở vùng [[Đông Bắc Trung Quốc]] và cuộc chiến tranh với [[nhà Minh]] dưới thời của Nỗ Nhĩ Cáp Xích và [[Hoàng Thái Cực]], trở thành 1 trong Ngũ đại thần khai quốc, chấp chưởng [[Tương Bạch kỳ]].
 
Ngoài ra ông có công trong việc tố giác âm mưu tạo phản của Đại bốiBối lặc [[Chử Anh]] dẫn đến cái chết của ông này.
 
== Cuộc đời ==
Năm Thiên Mệnh thứ 4 ([[1619]]), ông tham gia [[trận Tát Nhĩ Hử]], đại bại quân [[Lý Tự Thành|Phủ Thuận]]. Lại thiết lập mai phục, cùng các Bối lặc tiêu diệt hơn năm vạn quân Minh.
 
Năm thứ 5 ([[1620]]), đại bại Minh Tổng binh [[Tạ Thế Hiền]] tại [[Thẩm Dương]]. Nhờ chiến công mà được phong '''Nhất đẳng Tổng binh quan'''.
 
Năm thứ 8 ([[1623]]), ông qua đời, thọ 48 tuổi.
 
== Vụ tố giác Chử Anh ==
Đại Bối lặc [[Chử Anh]] là con trai trưởng của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, là người đã lập nhiều võ công hiển hách cho nhà Hậu Kim, ông ta vừa có tư cách kế thừa gia tộc, vừa lập được nhiều chiến công, ông được xem là người kế vị thích hợp nhất ngôi đại[[Khả hãn|Đại Hãn]] nhưng tính tình ông ta kiêu ngạo, coi khinh người khác cho nên không được lòng mọi người trong bộ lạc, gây là sự bất mãn lớn.
 
Việc Chử Anh hống hách ngạo mạn coi thường các đại thần khiến cho Hô Nhĩ Hán không vừa lòng. Là một đại thần công lao hiển hách cho triều đình nhưng không được người dự định kế nhiệm sau này coi trọng, ông đã quyết định liên kết cùng các đại thần khác là [[Phí Anh Đông]], [[Ngạch Diệc Đô]], [[Hà Hòa Lễ|Hà Hòa Lý]] và [[An Phí Dương Cổ]] cùng với bốn vị Bối lặc trụ cột là [[Đại Thiện]], [[A Mẫn]], [[Mãng Cổ Nhĩ Thái]] và [[Hoàng Thái Cực]] tập trung tố giác những hành vi sai trái, coi khinh kẻ khác của Chử Anh.<ref>Quang Thiệu, Quang Ninh, Thuật mưu quyền, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2006, trang 186</ref>
Dòng 22:
Kết quả là Chử Anh không còn nhận được sự tín nhiệm của Nỗ Nhĩ Cáp Xích như trước nữa cho nên ông ta bất mãn từ đó oán than, nguyền rủa Nỗ Nhĩ Cáp Xích và bốn vị Bối lặc cùng năm vị đại thần (trong đó có Hô Nhĩ Hán) đang đi chinh chiến ở bên ngoài.
 
Biết được sự việc này, Hô Nhĩ Hán tiếp tục cùng với các vị Đại bốiBối lặc và đại thần tập trung tố cáo mạnh mẽ Chử Anh hơn nữa cuối cùng Chử Anh bị tống giam và chết trong ngục.<ref>Quang Thiệu, Quang Ninh, Thuật mưu quyền, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2006, trang 187</ref> Thực sự thì đây là một cuộc chính biến lật đổ người thừa kế, Chử Anh trở thành vật hi sinh của cuộc đấu tranh và những âm mưu giành ngôi vị.
 
Sau khi Chử Anh chết, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng chết sau thất bại tại [[trận Ninh Viễn]] trước danh tướng nhà Minh [[Viên Sùng Hoán]], ông ta chết mà không kịp chỉ định người thừa kế từ đó mở ra một cuộc cạnh tranh bình đẳng và quyết liệt trong việc giành ngôi kế vị. Cuối cùng bằng những thủ đoạn chính trị, Hoàng Thái Cực, người con thứ tám đã lên ngôi Đại Hãn và là Hoàng đế nhà Thanh sau này.