Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Định Nam đao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 69:
Trả lời phỏng vấn của Báo điện tử [[Dân trí (báo)|Dân trí]] năm 2013, ông Nguyễn Bá Thanh Long, Phó Chủ tịch Hội cổ vật Hải Phòng, cho rằng trên các hiện vật cổ thường có các chất liệu, hoa văn, kiểu dáng và họa tiết đặc trưng, gọi là "minh văn"; dựa vào "minh văn" có thể xác định được triều đại của hiện vật đó. Tuy nhiên, thanh đao này không có minh văn và cũng không có dấu tích vật thể nào để khẳng định niên đại hay chủ sở hữu.<ref name="Báo Dân trí"/>
 
Theo nhận định của nhóm chuyên gia Viện Khảo cổ học Việt Nam năm 2019, phần đầu rồng trên khâu đao không có mào, và cũng không có sừng. Trong khi đó, rồng có mào là đặc trưng của [[Rồng Việt Nam#Rồng thời Lý (thế kỷ XI-XII)|rồng thời Lý]] và [[Rồng Việt Nam#Rồng thời Trần (thế kỷ XIII- XIV)|rồng thời Trần]]), còn rồng có sừng dài là đặc trưng của [[Rồng Việt Nam#Rồng thời Lê trung hưng (thế kỷ XV-XVII)|rồng thời Lê Trung Hưng]] và [[Rồng Việt Nam#Rồng Nhà Tây Sơn và thời Nguyễn (thế kỷ XV - Đến nay)|rồng thời Nguyễn]]). Phần đầu rồng này gần giống với [[Rồng Việt Nam#Rồng thời Lê sơ (thế kỷ XIV)|rồng thời Lê sơ]] (với đặc trưng là không có mào, không có sừng, có mũi to như mũi sư tử), và nếu thêm sừng nhú thì sẽ giống với [[Rồng Việt Nam#Rồng thời Mạc (thế kỷ XV)|rồng thời Mạc]]. Vì vậy, nhóm chuyên gia này cho rằng đầu rồng này thuộc nửa đầu thế kỷ XVI. Mặt khác, hợp kim đồng chứa kẽm (Zn) ở Việt Nam thường gặp sớm nhất vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVII, nên phần khâu đồng của thanh đao khó có thể do người thợ rèn Việt Nam làm ra vào thời đại Mạc Đăng Dung lên ngôi (năm 1527). Trong khi đó, từ năm 1503 người Trung Quốc dù chưa biết tách riêng nguyên tố kẽm ra thành một kim loại riêng biệt nhưng họ đã biết lấy quặng kẽm thêm vào hợp kim đồng nóng chảy. Từ đó, nhóm chuyên gia này đưa ra giả thuyết rằng có khả năng khâu đồng này được mua từ Trung Quốc hoặc được đúc từ phôi đồng của Trung Quốc, còn người thợ rèn Việt Nam chỉ đúc phần cán và rèn lưỡi.<ref name="Viện Khảo cổ học"/>
 
Căn cứ mô tả của Viện Khảo cổ Việt Nam, TS. Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nhận định: