Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa tự do cổ điển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n chính tả, replaced: thuơng → thương (2), Thuơng → Thương using AWB
n →‎Sự hình thành những niềm tin cốt lõi: chính tả, replaced: luơng → lương using AWB
Dòng 8:
Các nhà tự do cổ điển đồng tình với [[Thomas Hobbes]] rằng nhà nước được tạo ra bởi các cá nhân để bảo vệ họ khỏi những cá nhân khác và mục đích của chính phủ là giảm thiểu mâu thuẫn giữa những cá nhân mà trong trạng thái tự nhiên sẽ nảy sinh. Những niềm tin này được bổ sung với niềm tin rằng động lực lớn nhất của mọi người lao động là động lực tài chính. Niềm tin này dẫn đến đạo luật New Poor Law năm 1834 tại Anh, mục đích nhằm giảm thiểu trợ cấp từ xã hội tới các cá nhân và doanh nghiệp, với niềm tin rằng [[thị trường tự do]] là cơ chế hiệu quả nhất dẫn đến thịnh vượng.
 
Dựa trên những tư tưởng của Adam Smith, chủ nghĩa tự do cổ điển tin rằng mỗi cá nhân có lợi ích chung cần được bảo vệ đó là lợi ích kinh tế. Các nhà tự do cổ điển lên án các [[nhà nước phúc lợi]] cố ý can thiệp vào thị trường tự do. Mặc dù Smith công nhận tầm quan trọng giá trị của lao động và người lao động, các nhà tự do cổ điển đã chỉ trích một số quyền của công đoàn sẽ phải đánh đổi bằng quyền lợi của cá nhân trong lúc chấp thuận quyền lợi công ty, dẫn tới sự bất công trong [[Thương lượng|quyền thương lượng]]. Các nhà tự do cổ điển lập luận rằng mỗi cá nhân nên được tự do làm việc cho những nhà tuyển dụng trả luơnglương cao nhất trong khi động lực lợi nhuận nên được đảm bảo bằng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng với cái giá họ sẵn sàng chi trả. Trong thị trường tự do, cả người lao động lẫn nhà tư bản đều nhận được sự tưởng thưởng khi công tác sản xuất hàng hóa và dịch vụ được tổ chức hiệu quả để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Các nhà tự do cổ điển còn đưa ra khái niệm nhà nước tinh gọn (minimal government), với những chức năng sau:
 
* Một nhà nước bảo vệ quyền cá nhân và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mà thị trường tự do không sẵn sàng cung cấp.