Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kỹ thuật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 46:
Lĩnh vực [[cơ học cổ điển]], hay còn gọi là [[cơ học cổ điển|cơ học Newton]], được xem là nền tảng của những ngành kỹ thuật hiện đại.<ref name="Robinson-Musnon">{{cite book|title=Science and Technology in the Industrial Revolution |url=https://archive.org/details/sciencetechnolog00aemu |last=Musson |author2=Robinso|year=1969 |publisher =University of Toronto Press|location= |isbn= |pages=}}</ref> Nhờ vào sự phát triển mạnh khi công việc kỹ sư dần trở thành những nghề nghiệp có chuyên môn cao vào thế kỷ 18, thuật ngữ "kỹ thuật" được dùng cho những lĩnh vực có ứng dụng đến toán học và khoa học. Tương tự, những lĩnh vực thuộc nhóm ngành kỹ nghệ cơ học thời Trung cổ (''mechanic arts'') như [[nông nghiệp]], [[quân sự]], [[xây dựng]], [[luyện kim]]..., dần được tập hợp chung thành nhóm các ngành "kỹ thuật".
 
[[John Smeaton]], kỹ sư người Anh, được xem là "cha đẻ" của ngành [[kỹ thuật xây dựng]]. Ông từng đảm trách việc thiết kế nhiều công trình như cầu, kênh đào, hải cảng, và hải đăng. Ông cũng là một kỹ sư cơ khí tài năng và đồng thời là nhà vật lý lừng lẫy. Smeaton đã nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm dựa trên mô hình [[bánh xe nước]] trong suốt bảy năm nhằm tìm cách tăng hiệu suất hoạt động của nó.<ref name="University Of Chicago Press">{{cite book|title=The Most Powerful Idea in the World: A Story of Steam, Industry and Invention|last1=Rosen|first1= William|year= 2012 |publisher = University of Chicago Press|isbn= 978-0226726342 |pages=}}</ref>{{rp|127}} Ông cũng đã ứng dụng [[trục]] và [[bánh răng]] bằng sắt vào những bánh xe nước,<ref name="Robinson-Musnon"/>{{rp|69}} đồng thời cải tiến động cơ hơi nước của [[Thomas Newcomen|Newcomen]]. Ngoài ra, Smeaton là người đầu tiên sử dụng "vữa vôi thủy hóa" (''hydraulic lime'', một dạng [[vữa vôi]] được [[hydrat hóa]]) và kỹ thuật sử dụng những khối [[Đá hoa cương|đá granit]] làm mộng đuôi én trong việc xây dựng [[Hải đăng Eddystone]] (1755–1759). Smeaton được xem là người có đóng góp lớn đến việc phát triển của [[xi măng]] hiện đại vì ông đã tìm ra công thức pha trộn thích hợp để đạt tính hóa cứng (''hydraulicity'') cho vữa vôi, giúp dẫn đến việc phát minh ra [[xi măng Portland]] sau này.
 
Những ngành khoa học ứng dụng cũng đã giúp dẫn đến sư phát triển của động cơ hơi nước với hàng loạt phát minh trong thế kỷ 17 và 18. [[Evangelista Torricelli]], nhà khoa học người Ý và là học trò của [[Galileo Galilei|Galileo]], đã phát minh ra [[áp kế]] (''barometer'') và cách đo [[áp suất khí quyển]] vào năm 1643. Đến năm 1656, nhà sáng chế người Đức [[Otto von Guericke]] đã minh họa lực tác động tạo ra bởi áp suất khí quyển bằng thí nghiệm sử dụng [[quả cầu Magdeburg]]. Nhà vật lý người Pháp, [[Denis Papin]], đã tạo mô hình thí nghiệm động cơ hơi nước và piston vào năm 1707. Edward Somerset, Hầu tước đệ Nhị xứ Worcester, đã xuất bản cuốn sách tổng hợp 100 phát minh trong đó có phương pháp nâng khối lượng nước. Samuel Morland, nhà phát minh người Anh chuyên về các loại bơm, đã để quên những bản thảo thiết kế bơm hơi nước ở văn phòng Bộ lãnh thổ quốc phòng (''Ordinance Office'') và Thomas Savery, một nhà phát minh người Anh khác, tình cờ tìm thấy. Savery sau đó đã thiết kế bơm hơi nước đầu tiên vào năm 1698, mà ông đặt tên là "Bạn của thợ mỏ" (''The miner's friend''); loại bơm này sử dụng cả áp suất chân không và áp suất dương.<ref>{{cite book | last = Jenkins | first = Rhys | authorlink = | title = Links in the History of Engineering and Technology from Tudor Times| publisher = Ayer Publishing| year = 1936 | location =| page = 66 | isbn = 978-0-8369-2167-0}}</ref> Thomas Newcomen, nhà phát minh người Anh, người đã tạo ra động cơ hơi nước có piston được sử dụng thương mại đầu tiên vào năm 1712, được cho rằng không được đào tạo bài bản về khoa học trước đó.<ref name="University Of Chicago Press"/>{{rp|32}}
 
[[File:Pan_Am_Boeing_747-121_N732PA_Bidini.jpg|thumb|left|250px|[[Máy bay phản lực thân rộng]]]]