Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hải Triều”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
Hải Triều sinh ở làng An Cựu ở ngoại thành [[Huế]], quê ở xã Lê Lợi, huyện [[An Dương, Hải Phòng|An Dương]], [[Hải Phòng]], là dòng dõi quan Nội tán [[Nguyễn Khoa Đăng]]. Cha ông là nhà nho [[Nguyễn Khoa Tùng]], từng làm nghị viên Viện dân biểu Trung Kỳ. Mẹ ông là nữ sĩ [[Đạm Phương]], người hoạt động bênh vực quyền lợi phụ nữ và nhi đồng. Lớn lên, ông học ở trường [[Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học|Quốc Học Huế]], sau đó bị đuổi khỏi trường do tham gia các phong trào thanh niên yêu nước.
 
Năm [[1927]], ông tham gia đảng [[Tân Việt cách mạng đảng|Tân Việt]] sau đó vào hoạt động ở [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]]. Ông bắt đầu tham gia viết báo với bút danh '''Nam Xích Tử''' (chàng trai Nam đỏ). Ông gây ấn tượng qua những bài báo phê phán [[chủ nghĩa Tam Dân]] của [[Tôn Dật Tiên|Tôn Trung Sơn]] và dịch [[Tư bản (tác phẩm)|Tư bản]] của Karl Marx. Năm 1930, ông ra [[Hà Tĩnh]] họp hội nghị toàn quốc [[Đông Dương cộngCộng sản liênLiên đoàn]], sau đó ông bị Pháp bắt rồi được thả ra. Tháng 6 năm 1930, ông được kết nạp và [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Cộng sản Đông Dương]] và được cử vào Tỉnh uỷ Thừa Thiên. Tháng 8, ông vào công tác ở Sài Gòn và tham gia thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn, viết bài cho báo ''Cờ đỏ''. Năm 1931, ông bị bắt ở Sài Gòn và bị kết án 9 năm khổ sai, 8 năm quản thúc. Nhưng đến tháng 7 năm 1932, ông được thả tự do.
 
Sau khi ra tù, Nguyễn Khoa Văn mở hiệu sách báo Hương Giang ở Huế và đồng thời bắt đầu viết cho báo ''Đông Phương'' dưới bút danh mới - Hải Triều. Ông bắt đầu gây tiếng vang qua những cuộc tranh luận của [[Phan Khôi]] trên các báo ''Đông Phương, Phụ nữ tân tiến''...: "''Duy vật hay duy tâm''", "''Nước ta có [[phong kiến|chế độ phong kiến]] hay không''". Ông hoạt động sôi nổi trong [[thời kì Mặt Trận Dân Chủ]] (1936-1939), viết bài cho các báo ''Nhành lúa, Dân, Đời mới, Kiến văn, Tiếng vang, Hồn trẻ, Tin tức, Tin mới''... đặc biệt qua cuộc bút chiến về "Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh" (kéo dài từ 1935 - 1939) với [[Hoài Thanh]], [[Thiếu Sơn]], [[Lưu Trọng Lư]]...