Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyên tắc Paris”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AlphamaEditor, sửa liên kết chưa định dạng, Executed time: 00:00:45.0166845 using AWB
Dòng 54:
Mặc dù đề cao tính độc lập và đa nguyên của Cơ quan Nhân quyền Quốc gia, Nguyên tắc Paris không định nghĩa trực tiếp thế nào là "độc lập" và "đa nguyên". Nguyên tắc này chỉ đưa ra tiêu chí mang tính vận hành là sự thể hiện tính độc lập và đa nguyên trong thành phần cơ cấu của Cơ quan Nhân quyền Quốc gia và trong phương thức hoạt động.
 
Nguyên tắc Paris gợi ý Cơ quan Nhân quyền Quốc gia nên bao gồm các thành phần đa dạng đến từ: a. Các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực nhân quyền và nỗ lực chống phân biệt chủng tộc, các tổ chức nghiệp đoàn, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp liên quan, ví dụ như các hiệp hội luật sư, bác sỹ, phóng viên và các nhà khoa học tên tuổi; b. Các xu thế tư tưởng triết học hay tôn giáo; c. Các trường đại học và các chuyên gia có trình độ;d. Quốc hội; và e. Các cơ quan của Chính phủ (chỉ tham gia với tư cách tư vấn). Đây có thể là các thành phần cố định (được bổ nhiệm), hoặc cơ hữu (mang tính tư vấn), hoặc mang tính hợp tác.
 
Trong đánh giá tuân thủ Nguyên tắc Paris, GANHRI đặc biệt quan tâm đến các thủ tục lựa chọn và bổ nhiệm thành viên cũng như nhân sự của cơ quan nhân quyền quốc gia.