Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Huệ Tông Cảo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tập tin Thiền_Sư_Đại_Huệ_Tông_cảo.jpg đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi Fitindia vì lý do: per c:Commons:Deletion requests/Files uploaded by Nghi Mặc Huyền Khế.
Dòng 3:
|color=white
|name=Đại Huệ Tông Cảo <br />大慧宗杲
|image=[[Tập|200px]]Dahui 49th generation.jpg
|caption=
|birth name=
Dòng 27:
 
== Hành trạng ==
[[Tập|nhỏ|Bức Họa Thiền Sư Đại Huệ Tông Cảo]]
Sư họ Hề quê ở [[Ninh Quốc]], [[Tuyên Châu]], xuất gia năm mười ba tuổi và thụ giới cụ túc năm 17 tuổi. Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng Sư đã nghiên cứu xem rất nhiều Ngữ lục và rất thích những lời dạy của các vị tôn túc như [[Vân Môn Văn Yển|Vân Môn]], [[Mục Châu Đạo Túng|Mục Châu]]. Nhân lúc đọc các thiền ngữ này Sư nảy sinh lòng thắc mắc vì sao ban đầu chỉ có một vị Tổ [[Bồ-đề-đạt-ma|Bồ-đề Ðạt-ma]] mà sau lại phát sinh ra nhiều tông phái khác nhau. Nghe lời cha mẹ khuyên, Sư cất bước du phương.
 
Sư tham vấn rất nhiều vị Thiền sư danh tiếng đương thời. Nhân dịp đến Thiền sư Lặc Ðàm Văn Chuẩn, Sư trổ tài hùng biện, Thiền sư Văn Chuẩn rất phục nhưng lại bảo rằng: Ông chỉ thiếu một tiếng Ồ. Nếu chẳng được tiếng ›Ồ‹ này thì khi nói chuyện trong phòng ta thì có Thiền, khi ra khỏi thì hết, khi thức tỉnh thì có thiền, vừa nằm ngủ liền hết. Nếu như thế thì làm sao đối địch được sinh tử? Thiền sư Văn Chuẩn khuyên Sư đến yết kiến Viên Ngộ và nghiên cứu kĩ Ðại tạng kinh.
 
Ðến Viên Ngộ nhập viện, Sư sớm chiều thưa thỉnh nhưng sau một năm Sư vẫn chưa sáng được việc mình. Một hôm, nhân lúc Viên Ngộ nhắc lời dạy của Vân Môn: Tăng hỏi Vân Môn: Thế nào là chỗ chư Phật xuất thân?. Vân Môn đáp: Ngọn Ðông sơn đi trên nước. Nếu là Thiên Ninh thì không như thế. Nếu có người hỏi ›thế nào là chỗ chư Phật xuất thân chỉ nói với y rằng gió nhẹ từ phương Nam đến thì điện các sinh mát mẻ. Sư nghe câu này hoát nhiên tỉnh ngộ, trình bày sở đắc nhưng Viên Ngộ chưa hoàn toàn công nhận. Sư tự than là đạo lí của Viên Ngộ giống như con chó nhìn chảo mỡ nóng, liếm cũng không được mà bỏ thì không đành. Viên Ngộ nhắc lại giai thoại của mình nơi Ngũ Tổ Pháp Diễn: Ta hỏi: Câu có câu không như bìm nương cây, là thế nào? Ngũ Tổ bảo: Tả cũng tả chẳng thành, vẽ cũng vẽ chẳng được. Ta lại hỏi: Chợt gặp cây ngã bìm khô thì thế nào? Ngũ Tổ bảo: Theo nhau lại vậy. Sư nhân nghe đây triệt ngộ và sau khi được Viên Ngộ trắc nghiệm, Sư được Ấn khả. Viên Ngộ khen: Cảo chẳng phải một đời hai đời làm Thiện tri thức lại.[[Tập|nhỏ|Bút Tích của Thiền Sư Đại Huệ Tông Cảo]]
Sau Sư trụ trì ở [[Kinh Sơn|Kính Sơn]] phủ [[Lâm An]], môn đệ tấp nập có đến cả ngàn người. Cách giáo hoá của Sư như vũ bão, có thể gọi là tiêu biểu cho tông Lâm Tế hệ phái Dương Kì sau này.<blockquote>Một vị tăng vừa vào cửa, Sư bảo: Chẳng phải, đi ra! Vị tăng liền ra, Sư bảo: Không lường đại nhân, bị trong ngữ mạch chuyển. Kế một vị tăng vào, Sư bảo: Chẳng phải, đi ra! Vị tăng đến gần, Sư bảo: Ðã nói với ông chẳng phải, lại đến gần tìm cái gì! và đánh đuổi ra. Lại một vị tăng vào nói: Hai vị tăng vừa rồi không hiểu ý Hoà thượng. Sư liền cúi đầu : Hư! một tiếng. Vị tăng này mù mịt không biết thế nào, Sư liền đánh đuổi ra và nói: Lại là ông hiểu ý Lão tăng! Lại một vị tăng vào. Sư hỏi: Vừa rồi có hai vị Thượng toạ một người biết nắm chẳng biết buông, một người biết buông mà chẳng biết nắm, ông lại biện được chăng? Tăng thưa: Tất cả lĩnh thụ rồi. Sư bảo: Sau khi lĩnh thụ rồi có tin tức tốt nào khác chăng? Vị tăng vỗ tay một cái liền ra. Sư bảo: Sau ba mươi năm ngộ đi vậy.</blockquote>
 
Vì Sư giáo hoá quan Thị Lang Trương Cửu Thành, bị [[Tần Cối]] gán tội là bè đảng với họ Trương nên bị đày ra Hành Châu mười năm, phải cổibỏ pháp phục. Ðược tám năm, vua đặc ân tha cho, năm sau trả lại pháp phục. Sau, Sư được chiếu về trụ lại Kính Sơn. Niên hiệu Long Hưng năm đầu (1163) ngày mùng mười tháng tám, Sư theo lời thỉnh của thị giả viết kệ:<blockquote>Sinh cũng chỉ thế ấy
 
Tử cũng chỉ thế ấy