Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn Miếu – Quốc Tử Giám”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 139:
[[Tập tin:Khuê văn các.jpg|thumb|240x240px|''Khuê Văn Các - Thiên quang tỉnh'', nơi giao hoà của đất trời]]
 
Khuê Văn Các (奎文閣, nghĩa là "gác vẻ đẹp của [[sao Khuê]]") là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn [[Nguyễn Văn Thành]] [[nhà Nguyễn|triều Nguyễn]] đương thời cho xây dựng vào năm [[1805]]. Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch [[gốm Bát Tràng|Bát Tràng]] mỗi bề có [[chiều dài]] là 6,8 mét. Để bước lên được nền vuông này phài đi qua ba bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có [[chiều dài]] một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền cao.
 
Sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống tượng trưng cho [[sao Khuê]] và những tia sáng của sao.{{Efn|[[Sao Khuê]] là ngôi sao tượng trưng cho văn học}} Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ {{linktext|奎|文|閣}} (''Khuê Văn Các''). Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối [[chữ Hán]] thiếp vàng. Cả bốn đôi câu đối này đều rất có ý nghĩa.