Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bang giao Đại Việt thời Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean, replaced: " → " (9), " → "
Dòng 12:
Sang thời [[Lý Thánh Tông]], năm [[1057]] nhà Lý sai sứ sang cống thú lạ cho nhà Tống, bảo là con lân. Vua Tống nghe lời [[Tư Mã Quang]] (sợ không chắc là con lân thì các nước khác chê cười), liền thưởng cho sứ [[Đại Việt]] rồi sai mang con thú về. [[Lý Thánh Tông]] giận nhà Tống, cho là phản phúc, năm [[1059]] bèn mang quân đánh vào Khâm châu để thị uy rồi rút về<ref name="informatik.uni-leipzig.de">[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt08.html Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 3]</ref>. Sau lần hòa đàm năm [[1060]], hoạt động ngoại giao được nối lại. Năm [[1067]], nhà Tống sai sứ sang gia phong [[Lý Thánh Tông]] làm Nam Bình vương và Khai phủ Nghi đồng tam ty. Đó là lần đầu tiên nhà Tống cử sứ sang Đại Việt không vì việc thay ngôi vua của nhà Lý.
 
Ngoài mục đích báo tang, mừng vua mới, kết hiếu, các vua Lý còn sai sứ sang nhà Tống khi đánh thắng [[Chiêm Thành]], nhằm gián tiếp thể hiện cho nhà Tống biết Chiêm Thành là thuộc quốc của mình<ref name="ReferenceA">Kỷ yếu hội thảo khoa học "1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 395</ref>. Nhà Tống không thể hiện sự phản đối việc đó và giữ thái độ mềm mỏng. Năm [[1078]] khi sứ Đại Việt là Đào Tông Nguyên chạm trán sứ Chiêm Thành ở Biện Kinh, nhà Tống lo ngại, sai người bố trí thu xếp nơi ăn ở và thời gian và địa điểm vào chầu cố tỏ ra có sự phân biệt giữa hai nước nhằm xoa dịu phía Đại Việt<ref>Kỷ yếu hội thảo khoa học "1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 396</ref>.
 
Theo thống kê của Hoàng Xuân Hãn, trong 63 năm đầu thời Lý, nhà Lý đã cử 23 đoàn sứ bộ sang nhà Tống, trong đó 13 lần với mục đích kết hiếu và tạ ơn, 3 lần báo tin thắng trận khi vừa đánh Chiêm Thành, 7 lần là các mục đích khác (báo tang, mừng vua Tống lên ngôi, xin kinh Phật...)<ref>Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 116-117</ref>.
Dòng 24:
Từ năm [[1127]], nhà Tống bị mất phương bắc về tay người Kim, phải chạy xuống [[Lâm An]] ([[Hàng Châu]]) đóng đô. Quan hệ ngoại giao giữa nhà Lý với Nam Tống vẫn được duy trì, thậm chí có lần năm 1156 thời Lý Anh Tông, cống phẩm cho nhà Tống có giá trị khá lớn. Lê Văn Siêu cho rằng đáng ra nhà Lý nên nhân thời cơ suy yếu của Nam Tống để thực hiện những cuộc bắc phạt như Lý Thường Kiệt từng làm thì có thể mở mang cương thổ phía bắc<ref name="lvs537">Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr 537</ref>.
 
Đổi lại việc nhà Lý giữ quan hệ hữu hảo khi nhà Tống đã suy, năm [[1164]] khi sứ thần [[Doãn Tử Tư]], Lý Bang Chính sang Lâm An, vua Tống Hiếu Tông tiếp đón và ban lệnh đổi tên "Giao Chỉ" thành "An Nam", phong Lý Anh Tông làm "An Nam quốc vương"<ref>[http://www.viethoc.org/eholdings/sach/vsta.pdf Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sỹ, trang 61 bản dịch tiếng Việt dạng pdf.]</ref><ref>[http://www.viethoc.org/eholdings/sach/kdvstgcm.pdf Khâm định Việt sử thông giám cương mục, trang 173 bản dịch tiếng Việt dạng pdf.]</ref><ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt09.html Đại Việt sử ký, bản kỷ toàn thư, quyển IV Anh Tông Hoàng Đế.]</ref>; nghĩa là trong quan hệ ngoại giao giữa Tống và Việt từ đó, Đại Việt không còn là một quận mà chính thức được coi là một nước phiên thuộc, mang tên An Nam<ref name="lvs537"/><ref>Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 119</ref>.
 
Từ năm [[1206]], do loạn lạc trong nước, việc sang sứ tiến cống nhà Tống không được thực hiện cho tới hết thời Lý ([[1225]]).
Dòng 30:
Các sử gia đã thống kê được trong thời gian tồn tại 216 năm, nhà Lý đã 57 lần sai sứ sang nhà Tống<ref>Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 378-379</ref>. Những lần cử sứ sang phương Bắc, nhà Lý đều chọn người có học thức, có tài ứng đối, biết làm thơ. Các sứ đoàn luôn thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, giữ thể diện quốc gia<ref>Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 379</ref>.
 
Việc triều cống nhà Tống chỉ nhằm đạt được sự công nhận bên ngoài của triều đình phương Bắc, giảm bớt xung đột biên giới, tạo ra môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội trong nước<ref>Kỷ yếu hội thảo khoa học "1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 390</ref><ref>Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 382</ref>. Bên trong, các vua Lý vẫn thể hiện sự tự tôn, độc lập tự chủ. Các vua Lý tuy nhận tước phong của nhà Tống nhưng vẫn có niên hiệu riêng, ấn tín riêng trong quá trình cai trị đất nước, không bao giờ dùng các chức vụ do nhà Tống phong (Giao Chỉ quận vương, Tĩnh Hải tiết độ sứ, Nam Bình vương…)<ref>Kỷ yếu hội thảo khoa học "1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 389</ref><ref>Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 380</ref>.
 
== Với nhà Kim ==
Dòng 44:
Trong giai đoạn quan hệ tốt đẹp, vua Chiêm là Jaya Harivarman đã cho con gái sang làm cung phi cho [[Lý Anh Tông]]. Sử sách cũng ghi lại lần duy nhất vua Chiêm Thành tới Đại Việt xin sắc phong là Suryavarman (1192-1203), do vị vua này đã cắt đứt quan hệ với Chân Lạp nên muốn dựa vào Đại Việt<ref name="ReferenceA"/>. Năm sau, [[Lý Cao Tông]] sai sứ sang phong vương cho Suryavarman.
 
Tuy triều cống khá đều đặn nhưng Chiêm Thành không hoàn toàn thần phục Đại Việt, mà vẫn thi thoảng mang quân cướp phá vùng biên giới khiến nhà Lý phải dùng tới biện pháp quân sự để ngăn chặn. Nhà Lý giữ quan hệ với Chiêm Thành bằng biện pháp vừa cương vừa nhu nhằm bảo vệ biên giới, gây thanh thế ở phía nam nhằm kiềm chế âm mưu xâm lược của nhà Tống ở phương Bắc<ref>Kỷ yếu hội thảo khoa học "1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 394</ref>.
 
Có một số thời gian gián đoạn trong quan hệ 2 bên, như khi Lý Thái Tông mới lên ngôi, Chiêm Thành suốt 16 năm không tiến cống, dẫn đến việc [[Chiến tranh Việt-Chiêm 1044|Thái Tông thân chinh đánh Chiêm]] hoặc giai đoạn chiến tranh giữa nhà Lý với nhà Tống.
Dòng 81:
* Hoàng Xuân Hãn ([[1996]]), ''Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý'', Nhà xuất bản Hà Nội
* Nguyễn Quang Ngọc chủ biên ([[2010]]), ''Vương triều Lý'', Nhà xuất bản Hà Nội
* Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ([[2009]]), ''Kỷ yếu hội thảo khoa học "1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long'', Nhà xuất bản Thế giới
* Đào Tố Uyên chủ biên ([[2008]]), ''Giáo trình lịch sử Việt Nam, tập 2'', Nhà xuất bản Đại học sư phạm
* Đào Duy Anh ([[2005]]), ''Đất nước Việt Nam qua các đời'', Nhà xuất bản Văn hóa thông tin