Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lệnh Ý Hoàng quý phi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Lùi lại thủ công
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 64:
Thực tế, cụm từ ''"giáo dục"'' này có hàm nghĩa bao la, vì Hoàng hậu là ''"hậu cung chi chủ"'', thống soái của toàn bộ nội, ngoại mệnh phụ, nên trên thực tế có nghĩa vụ bao quát, chỉ điểm bất kì ai cũng có thể xưng là giáo dục. Dựa theo những gì có được, Ngụy thị chưa chắc ngay từ đầu đã được Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu trực tiếp quản lý, nhưng dựa vào gia thế trong Nội vụ phủ Bao y, tổ phụ của gia đình bà được nhậm những chức quan quan trọng, cũng như anh em chú bác đều là quan viên Nội vụ phủ tầm trung, có thể thấy tuy là thân phận cung nữ, nhưng Ngụy thị cũng có gia thế nhất định trong các nữ tử Bao y. Do vậy, có lẽ Ngụy thị không thể nào theo hầu một phi tần cấp thấp hoặc làm công việc hèn mọn, nên có thể là thân cận do đích thân Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu chỉ bảo.
 
Cũng theo Ngự chế thơ của [[Càn Long Đế]] biểu hiện ra, Ngụy thị không chỉ được Hiếu Hiền Thuần hoàngHoàng hậu chỉ bảo, mà việc Ngụy thị trở thành tần phi cũng là do Hoàng hậu tiến cử lên. Không rõ thời gian bà trở thành tần phi chính thức của Càn Long Đế, chỉ biết tư liệu về bà ghi sớm nhất vào thời Càn Long đã là [[Quý nhân]]. Theo lệ của những người cùng xuất thân với bà như [[Mân Quý phi]] thời Hàm Phong, thì trước đó có lẽ bà đã trải qua vị trí [[Thường tại]] hoặc [[Đáp ứng]], những vị trí vốn dùng để phong Cung nữ tử dần lên tần phi. Tuy nhiên, xuất thân Chính Hoàng kỳ Bao y, có gia thế ở Nội vụ phủ, cộng thêm do Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu đề bạt, cũng không loại trừ khả năng Ngụy thị được cất nhắc đặc biệt mà có ngay vị trí Quý nhân.
 
Năm [[Càn Long]] thứ 10 ([[1745]]), ngày [[23 tháng 1]] (âm lịch), Càn Long Đế ra chỉ dụ tấn phong [[Tuệ Hiền Hoàng quý phi|Quý phi Cao thị]] làm [[Hoàng quý phi]], đồng thời đại phong hậu cung, [[Kế Hoàng hậu|Nhàn phi]] Na Lạp thị cùng [[Thuần Huệ Hoàng quý phi|Thuần phi]] Tô thị thăng [[Quý phi]], [[Du Quý phi|Du tần]] lên [[Phi (hậu cung)|Phi]], còn [[Quý nhân]] Ngụy thị được phong [[Tần (hậu cung)|Tần]]<ref>[http://www.guoxuedashi.com/a/5701m/89162c.html 清实录乾隆朝实录卷之二百三十三] 乾隆十年。...乙未。谕、朕奉皇太后懿旨。贵妃诞生望族。佐治后宫。孝敬性成。温恭素著。著晋封皇贵妃。以彰淑德。娴妃、纯妃、愉嫔、魏贵人。奉侍宫闱。慎勤婉顺。娴妃、纯妃、俱著晋封贵妃。愉嫔、著晋封为妃。魏贵人、著晋封为嫔。以昭恩眷。钦此。特行传谕。该部将应行典礼。察例具奏。</ref>. Từ tước [[Tần]] thì các hậu phi sẽ có phong hiệu, và phong hiệu của Ngụy thị được chọn là ['''Lệnh'''; 令]. Căn cứ [[Hồng xưng thông dụng]] (鴻稱通用) của [[Nội vụ phủ]] soạn thảo, ''"Lệnh"'' theo Mãn ngữ có âm rằng 「Mergen」, nghĩa là ''"Thông tuệ"'', ''"Sáng suốt"''.
Dòng 85:
Năm Càn Long thứ 13 ([[1748]]), ngày [[1 tháng 7]] (âm lịch), Càn Long Đế sách lập [[Kế Hoàng hậu|Nhàn Quý phi]] Na Lạp thị làm [[Hoàng quý phi]]. Do sự kiện trọng đại, Càn Long Đế quyết định đại phong hậu cung, gia thưởng thêm 4 người là [[Thục Gia Hoàng quý phi|Gia phi]] lên [[Quý phi]], [[Thư phi|Thư tần]] cùng Lệnh tần lên Phi, và [[Uyển Quý phi|Trần Quý nhân]] lên Tần<ref>《清实录·乾隆朝实录·卷之三百十八》乾隆十三年。戊辰。秋。七月。癸未朔......皇帝春秋鼎盛。内治需人。娴贵妃那拉氏系皇考向日所赐侧室妃......○又谕、朕奉皇太后懿旨。嘉妃、令嫔、舒嫔、陈贵人侍奉宫庭。恪勤淑顺。嘉妃著晋封为贵妃。令嫔、舒嫔著晋封为妃。陈贵人著晋封为嫔。钦此。传谕该部、将应行典礼。察例具奏......</ref>. Sang năm sau ([[1749]]), vào ngày [[5 tháng 4]] (âm lịch), chính thức cử hành lễ sắc phong, lấy Lại bộ thượng thư [[Trần Đại Thụ]] (陳大受) làm Chính sứ, Lễ bộ Thị lang [[Mộc Hòa Lâm]] (木和林) làm Phó sứ, hành lễ sách phong '''Lệnh phi'''<ref>《清高宗实录》 - 乾隆十四年四月初五册封为令妃。命协办大学士吏部尚书陈大受为正使。礼部侍郎木和林为副使。持节、册封令嫔魏氏为令妃。册文曰。朕惟赞化宫闱。必赖柔嘉之质。服勤内殿宜邀锡命之荣。爰沛纶音。式加象服。尔令嫔魏氏、夙娴内则。早侍深宫。淑慎居心。雅协珩璜之度恪勤效职。克襄苹藻之荣。兹仰承皇太后慈谕。以册印封尔为令妃。尔其钦承休命。永流翟舀之芳。只荷鸿禧。勉奉掖庭之职。钦哉。</ref>.
 
Năm Càn Long thứ 21 ([[1756]]), ngày [[21 tháng 4]] (âm lịch), Lệnh phi Ngụy thị do mang thai nên thêm [[than]], sang ngày 26 thêm nhũ mẫu, đến ngày [[4 tháng 6]], cho thêm thái y<ref>乾隆21年4月21日 令妃遇喜 添炭 4月26日添姥姥1位 6月4日添上夜大夫</ref>. Ngày [[15 tháng 7]], sinh hạ Thất công chúa, tức [[Cố Luân Hòa Tĩnh công chúa|Cố Luân Hòa Tĩnh Công chúa]] tại [[Ngũ Phúc đường]] (五福堂), một cư thất ở [[Viên Minh Viên]]. Không lâu sau, năm thứ 22 ([[1757]]), ngày [[26 tháng 5]], Lệnh phi do mang thai nên thêm than, ngày 27 thêm đại phu, đến 11 tháng 6 thêm nhũ mẫu.<ref>乾隆22年:5月26日 令妃遇喜 添炭 5月27日添守月大夫 ,6月11日添守月姥姥。</ref> Ngày [[17 tháng 7]], buổi trưa, Ngụy thị hạ sinh Hoàng thập tứ tử [[Vĩnh Lộ]], là Hoàng tử đầu tiên trong số 6 người con của bà. Sang năm thứ 23 ([[1758]]), ngày [[14 tháng 7]], giờ Tuất, Lệnh phi lại tiếp tục sinh Hoàng cửu nữ, tức [[Hòa Thạc Hòa Khác công chúa|Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa]]. Có thể thấy đây là giai đoạn mà Ngụy thị sinh nở liên tục nhất.
 
Năm thứ Càn Long 24 ([[1759]]), Lệnh phi Ngụy thị lại mang thai. Ngày [[10 tháng 6]] (âm lịch) được gia tăng than sưởi, phân bổ thái y và bà đỡ túc trực. Ngày [[22 tháng 6]], nữ tử học quy củ chỗ Lệnh phi phong [[Thụy Thường tại]]. Ngày [[24 tháng 9]], tất cả các đãi ngộ trên bị đình chỉ, nguyên do Lệnh phi vì dạy dỗ quy củ quá độ sẩy thai. Ngày [[21 tháng 11]] cùng năm, ra chỉ dụ Lệnh phi Ngụy thị được thăng làm '''Lệnh Quý phi''' (令貴妃).
Dòng 256:
Vào năm Càn Long thứ 16, khi đã là Lệnh phi, Ngụy Giai thị mới được sửa thiện đãi, nâng toàn gia làm [Tương Hoàng kỳ Bao y Tá lĩnh]<ref>上谕档: 乾隆十六年九月二十二日,奉旨:令妃娘家包衣管领人,著从本旗包衣牛录拨出。钦此。</ref>. Đến năm Càn Long thứ 40, ngày [[25 tháng 1]] (âm lịch), trước khi Ngụy Giai thị qua đời 4 ngày, Càn Long Đế mới quyết định đem nhà Ngụy Giai thị vào [Mãn Châu Tương Hoàng kỳ]<ref>《乾隆四十年二月初七日多罗质郡王永瑢等奏为将皇贵妃娘家入镶黄旗编为佐领事折》:乾隆四十年正月二十五日,奉旨:著将皇贵妃娘家抬入镶黄满州旗,如何办理编牛录后抬旗之处,命内务府大臣会同该旗大臣等查例后定议具奏。钦此。钦遵。</ref>. Có thể thấy rõ, vào thời điểm trước cả khi Ngụy Giai thị qua đời, cả nhà bà đã chính thức trở thành Mãn tộc.
 
Càn Long năm thứ 60, từ khi Ngụy Giai thị trở thành Hiếu Nghi hoàngHoàng hậu, Càn Long Đế lấy lý do Ngụy Giai thị chỉ là ''"Hầu cận Hiếu Hiền hoàngHoàng hậu"'', nên gia tộc họ Ngụy cho tập thế tước truyền đời chỉ là [Nhất đẳng Hầu; 一等侯],<ref>乾隆六十年。乙卯。十一月。 ○谕曰、皇太子生母。已追封孝仪皇后。其家例宜晋封公爵。但孝仪皇后居孝贤皇后之次。著加恩暂赏一等侯爵。世袭罔替。交该旗照例拣选带领引见。寻予世管佐领花沙布一等侯爵如例。</ref> trong khi đó các ngoại thích khác theo truyền thống đều có tập tước là Nhất đẳng Công. Cha của Ngụy thị là [[Ngụy Thanh Thái]], vốn không có phong thụy, sau do các quan viên Lễ bộ dâng tấu thỉnh thì Càn Long Đế mới cho truy tặng làm [Tam đẳng Thừa Ân công; 三等承恩公], còn Dương Giai thị tặng làm [Nhất phẩm Phu nhân; 一品夫人]<ref>乾隆六十年。乙卯。十二月。○吏部疏请、孝仪皇后之父原任内管领清泰、追封为三等公。孝仪皇后之母杨佳氏、封为公妻一品夫人。得旨允行。</ref>. Em trai Ngụy Giai thị là [[Đức Hinh]], cùng con cháu lúc này mới chính thức được cất nhắc, nhưng cũng chỉ là thế chức [Tá lĩnh] truyền đời.
 
== Tương quan ==
Từ năm đầu Càn Long cho đến năm thứ 10, hành trạng của Ngụy Giai thị không được chi tiết cụ thể. Như đã đề cập, việc ['''Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu tiến cử Ngụy Giai thị'''] được chính Càn Long Đế thuật lại trong Ngự chế thơ, chứng tỏ vai trò rất rõ ràng của Hiếu Hiền Thuần hoàngHoàng hậu trong việc Ngụy Giai thị được phong làm phi tần.
 
Có nhiều suy luận chỉ ra rằng, Ngụy Giai thị hẳn phục vụ [[Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu]] nhiều năm. Xét về mối quan hệ của Ngụy Giai thị và Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Ngụy Giai thị là được [tiến cử] - ắt hẳn phải là người mà Hoàng hậu nắm rõ, dĩ nhiên tương quan mà nói thì có lẽ Ngụy Giai thị có quan hệ ổn trọng với Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu. Thực tế cũng chứng minh Ngụy Giai thị là hậu phi sinh dục nhiều nhất thời Càn Long, tuy nhiên điều này chỉ bắt đầu sau khi [[Kế hoàng hậu|Kế Hoàng hậu]] Na Lạp thị mất đi Hoàng thập tam tử [[Vĩnh Cảnh]]. Sau năm đó, số lần Ngụy Giai thị hoài thai và hạ sinh là đáng kinh ngạc.
 
Việc Ngụy Giai thị dựa vào việc sinh hạ rất nhiều con cho Càn Long Đế, cùng với việc con trai bà Vĩnh Diễm trở thành [[Gia Khánh Đế]], khiến nhiều nhận định cho rằng bà rất được Càn Long Đế sủng ái. Tuy nhiên, thực tế dường như không như vậy. Nếu chỉ là sinh dục nhiều mà được cho là [sủng ái], thì Thứ phi Ba thị của [[Thuận Trị Đế]] hay [[Vinh phi (Khang Hy)|Vinh phi]] Mã Giai thị của [[Khang Hi Đế]] cũng đều sinh dục nhiều nhất, nhưng không hề được xem là sủng ái một chút nào. Sách [[Thanh sử cảo]] phần liệt truyện về Ngụy Giai thị không cho rằng bà là người được Hoàng đế [sủng ái], vì các hậu phi nếu có thì đều ghi, như trường hợp của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, hoặc [[Đổng Ngạc phi]] của Thuận Trị Đế cùng [[Nghi phi (Khang Hy)|Nghi phi]] của Khang Hi Đế đều có khẳng định là sủng ái trong các sách đương thời. Hay lúc bà được truy phong Hoàng hậu, Càn Long Đế cũng lấy lý do là ''"bồi hầu Hiếu Hiền hoàngHoàng hậu phụ địa cung"'' để giảm đi rất nhiều quyền lợi đáng có của Ngụy Giai thị, mà đỉnh điểm nhất chính là việc không tế cáo Thái Miếu cùng Thiên địa khi truy phong.
 
Một số nhận định về Ngụy Giai thị trong sử sách và đánh giá của sử gia:
Dòng 303:
Vị thứ tư đó là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy Giai thị, sinh mẫu của Gia Khánh Đế, năm Càn Long thứ 40 ([[1775]]) ốm chết, khi chết tầm 49 tuổi. Sinh thời đạt đến Hoàng quý phi, Thanh Nhân Tông lên ngôi truy phong Hoàng hậu. Cả một đời, cũng không thấy Càn Long Đế đối với bà có gì gọi là yêu quý.|||Luận văn ''"Càn Long viết hai bài thơ tình ở Nhiệt Hà"'' (乾隆写于热河的两首爱情诗), của [[Viện bảo tàng Cố Cung]]}}
 
Qua đây, có thể thấy, việc Càn Long Đế đối với Ngụy Giai thị sủng ái thực sự có nhiều vấn đề, có lẽ vì được Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu tiến cử, bà mới có cơ hội trở thành Hậu cung phi tần của Hoàng đế. Dựa vào ngự chế thơ mà chính Càn Long Đế nói về Ngụy Giai thị, luôn nhắc đi nhắc lại chuyện hầu cận Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu mà nhập táng, phần nào cho thấy rõ vai trò Hoàng hậu trong việc Ngụy Giai thị trở thành hậu cung, và cũng vì duyên cớ đó Càn Long Đế mới cất nhắc bà. Điều đặc biệt là, Ngụy Giai thị sớm nhất cũng vào hầu Càn Long Đế năm thứ 4, nhưng hơn 10 năm cho đến khi cả Hiếu Hiền Thuần hoàngHoàng hậu tạ thế cũng không thấy có gì ân sủng đặc biệt. Phong Tần, lên Phi cũng đều là những dịp đại phong hậu cung. Đến khi Ngụy Giai thị hạ sinh con đầu lòng là Cố Luân Hòa Tĩnh côngCông chúa, Ngụy Giai thị phải sinh dục liên tiếp một con trai cùng một con gái, rồi bị sẩy thai thì mới đến được vị trí [[Quý phi]]. Xét [[Khánh Cung Hoàng quý phi]] Lục thị, không con mà đến Quý phi, gia thế cũng không bằng Ngụy Giai thị, quả thật có khác biệt.
 
Gia tộc Ngụy Giai thị có đãi ngộ không mấy hiển hách, năm Càn Long thứ 16 thì nâng lên thành Bao y Tá lĩnh. Trong khi đó, [[Nghi tần]] Hoàng thị cũng xuất thân Bao y Quản lĩnh như Ngụy Giai thị, nhưng vừa phong [[Tần (hậu cung)|Tần]] đã được nâng lên Tá lĩnh,<ref>上谕档:雍正十三年九月二十四日.格格黄氏著封为嫔,按黄氏之母家系包衣管领下人,著拨归本旗包衣佐领</ref> [[Thuần Huệ Hoàng quý phi|Thuần phi Tô thị]] xuất thân Giang Nam Hán nữ, vốn là bình dân, thấp kém hơn Ngụy Giai thị rất nhiều nhưng vừa phong Phi đã được nhập Bao y Tá lĩnh. Ngoài ra, [[Di tần]] Bách thị, [[Khánh Cung Hoàng quý phi|Khánh tần Lục thị]] cũng mới phong Tần đã được nhập Bao y Tá lĩnh<ref>《为正黄旗冝品常在娘娘及家人入旗清册》 正黄旗通源佐领下查得本佐领下冝品娘娘于乾隆七年奉旨入旗,于二十二年五月薨逝</ref><ref>内务府奏销档:乾隆二十二年十月 今陆士龙现有亲丁十五名口,仆人男妇二十三名口,俟到京之日,请照柏士彩等之例,入於内府镶黄旗英廉佐领下。</ref>. Với vị trí Phi, Ngụy Giai thị có tiến trình nâng cao dòng dõi chậm hơn cả những người không có gia thế như Thuần Huệ Hoàng quý phi và Khánh Cung Hoàng quý phi, dù gia thế cơ bản của Ngụy Giai thị rất xứng đáng để có đãi ngộ tốt. Sau khi Ngụy Giai thị truy phongtặng Hoàng hậu, chỉ có nhánh hậu duệ em trai bà là nhập Mãn Châu bổn kỳ (Tương Hoàng kỳ), chứ toàn dòng họ vẫn không được đãi ngộ này.
 
Ngoài những nhận định trên, Hoàng hậu Na Lạp thị khi còn là Hoàng quý phi đã chưởng quản hậu cung, danh hiệu '''Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự''' (皇贵妃摄六宫事), chiếu cáo thiên hạ, tế ở Thái miếu, độc nhất vô nhị, là một ['''Lâm thời Hoàng hậu''']. Thế nhưng, Ngụy Giai thị đã là Hoàng quý phi 10 năm mà không được sách lập, thực sự cho thấy Càn Long Đế vốn không có ý định lập bà trở thành Hoàng hậu.
Dòng 317:
Căn cứ theo sử sách thì trong địa cung ngoài Càn Long Đế thì có 2 vị Hoàng hậu là [[Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu|Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu]] và Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu cùng 3 vị [[Hoàng quý phi]] là [[Triết Mẫn Hoàng quý phi]], [[Tuệ Hiền Hoàng quý phi]] và [[Thục Gia Hoàng quý phi]] là được hợp táng. Dựa vào nhân dạng và độ tuổi của xác chết, người ta suy đoán đó là ngọc thể của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu. Nhưng cũng không loại trừ khả năng đó là của bọn trộm mộ đem vào. Sau này, khi chính phủ Trung Quốc tiến hành tu sửa Dụ Lăng, xác nữ trên đã hóa thành xương trắng, không thể xác minh được nữa.<ref name="徐鑫 2016.07 166-167"/>
 
Cùng với [[Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu]] của [[Thanh Mục Tông]] Đồng Trị Hoàng đế và [[Từ Hi Thái hậu]] Diệp Hách Na Lạp thị, Hiếu Nghi Thuần hoàngHoàng hậu là 1 trong ba vị hậu phi được an táng trong Thanh Đông lăng có di hài không bị mục nát sau giấc ngủ thiên thu. Nguyên nhân của hiện tượng này đến nay vẫn là một bí ẩn không có lời giải.
 
[[Bảo Hy]], Tổng quản phủ Nội vụ ghi nhận trong ''"Đông lăng nhật ký"'':
Dòng 326:
# Hoàng thất nữ [[Cố Luân Hòa Tĩnh Công chúa]] [固伦和静公主, [[10 tháng 8]] [[1756]] – [[9 tháng 2]] [[1775]]], Hoàng nữ thứ 7 của Càn Long, [[tháng 7]] năm [[1770]] hạ giá lấy Mông Cổ Siêu Dũng Thân vương [[Lạp Vượng Đa Nhĩ Tể]] (拉旺多尔济), cháu của [[Sách Lăng]] (策棱).
# Hoàng cửu nữ [[Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa]] [和硕和恪公主; [[17 tháng 8]] [[1758]] – [[14 tháng 12]] [[1780]]], Hoàng nữ thứ 9 của Càn Long Đế, [[tháng 9]] năm [[1772]] hạ giá lấy [[Ô Nhã Trát Lan Thái]] (烏雅札蘭泰).
# Hoàng thập tứ tử [[Vĩnh Lộ]] [永璐, [[31 tháng 8]] năm [[1757]] – [[3 tháng 5]] năm [[1760]]], Hoàng tử thứ 14 của Càn Long Đế, không có truy phong. Táng phụ vào mộ của Thập tam aA ca [[Vĩnh Cảnh]], là con trai út của [[Kế Hoàng hậu]], trong lăng mộ của Đoan Tuệ Hoàng thái tử [[Vĩnh Liễn]] <ref>''"Nghiên cứu về chế độ lăng tẩm triều Thanh"'' (清代园寝制度研究), nhà xuất bản Văn Vật (文物出版社):五、令皇贵妃魏佳氏即孝仪纯皇后所生的乾隆第十四子永璐,乾隆二十二年(1757)七月十七日生,乾隆二十五年(1760)三月十八日卒。年四岁,与永璨同券而葬。</ref>.
# Hoàng thập ngũ tử [[Thanh Nhân Tông|Vĩnh Diễm]] [永琰], tức '''[[Thanh Nhân Tông]] Gia Khánh Hoàng đế'''. Từ nhỏ đã được giao cho [[Khánh Cung Hoàng quý phi]] Lục thị nuôi dưỡng.
# [[Hoàng thập lục tử]] [皇十六子; [[13 tháng 1]], năm [[1763]] – [[6 tháng 5]], năm [[1765]]], Hoàng tử thứ 16 của Càn Long Đế, không có truy phong. Táng phụ vào mộ của Thập tam a ca Vĩnh Cảnh.