Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Quang Thạnh (1967)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 28:
== Diễn biến ==
 
Đêm 14-2, [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng]] tổ chức chiếm lĩnh trận địa theo nguyên tắc xa trước, gần sau. Đến 22 giờ 30 phút đã vào chiếm lĩnh xong, chỉ còn cách hàng rào của lính Hàn Quốc 100m. Theo hiệp đồng, lúc này hướng chủ yếu của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] sẽ là vào chiếm lĩnh. tuy nhiên, 1 tiểu đoàn của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] đã bị lạc, không thể tìm thấy. Lúc này lực lượng dự bị cũng đã tập kết tại vị trí điều chỉnh, cách cứ điểm 700m. Khi [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] vào chiếm lĩnh, hướng thứ yếu đã cho lực lượng mở cửa lên khắc phục vật cản và đặt bộc phá với ý định mở cửa theo phương pháp đồng loạt. Trong quá trình thực hiện, lính Hàn Quốc phát hiện ra vị trí cửa mở và cướp hai ống bộc phá của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] đưa về chiến hào. Đến lúc này tiểu đoàn chủ công của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] vẫn chưa vào được vị trí chiếm lĩnh. Với một đối phương đã dày dạn kinh nghiệm trên chiến trường thì rõ ràng lính Hàn Quốc đã phát hiện ra ý định tấn công của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]], liền gọi pháo từ các cứ điểm gần đó [[bắn cấp tập]] vào xung quanh cứ điểm. Các đơn vị của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] bị thương vong một số, nhưng điều quan trọng là tiểu đoàn chủ công của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] không thể cơ động vào chiếm lĩnh đúng theo kế hoạch. Như vậy, yếu tố bí mật của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] cơ bản không còn.
 
Đến 3 giờ 30 phút, nghĩa là sau 5 tiếng đồng hồ kể từ khi tiểu đoàn chủ công của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] chiếm lĩnh xong thì tiểu đoàn dự bị mới cơ bản chiếm lĩnh được trận địa. Trung đoàn trưởng liền phát lệnh tiến công. Trong suốt khoảng thời gian tiểu đoàn thứ hai tìm đường vào chiếm lĩnh, lính Hàn Quốc đã kịp củng cố hình thế bố trí, triển khai hoả lực ra các vị trí nghi ngờ [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] sẽ tiến công, do vậy hầu hết các vị trí cửa mở mà [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] xác định từ trước đều bị địch ngăn chặn quyết liệt. [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] đã phải tăng cường lực lượng mở cửa cho hướng thứ yếu, thay đổi cửa mở trên hướng chủ yếu thì mới có thể đưa lực lượng vào đánh chiếm đầu cầu. Riêng trên hướng chủ yếu, sau khi đã mở được cửa, một bộ phận của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] đã chiếm được tiền duyên của đối phương, nhưng bộ phận phía sau không thể tiếp ứng vì hỏa lực của Quốc quân Hàn Quốc quá mạnh. Đến gần 4 giờ ngày 15-2, cả hai hướng đều phát triển không thuận lợi, nên [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] phải đưa lực lượng dự bị vào chiến đấu. Đến 5 giờ 30 phút, [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] cơ bản làm chủ cứ điểm, nhưng không thể tiêu diệt hết lính Hàn Quốc, bởi lính Hàn Quốc đã co cụm về khu 3 và chống trả dữ dội. Sau khi đạt mục đích gây hoang mang cho đối phương, [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] tiến hành rút quân để đảm toàn lực lượng. Sau trận đánh, lính Hàn Quốc buộc phải co lại, rút bỏ một số chốt điểm ở Khánh Mỹ, Hòn Ngang, Hòn Dọc.<ref>Người Chỉ Huy Nguyễn Chơn, Nhà xuất bản Đà Nẵng 2002</ref>