Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Âm nhạc Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sai lỗi chính tả, đổi "rát" thành "rất"
Dòng 187:
Một gương mặt nổi danh nữa của dòng nhạc này là nhạc sĩ [[Từ Công Phụng]]. Khởi sự từ ca khúc đầu tay ''Bây giờ tháng mấy'', các [[Nhạc chủ đề|nhạc phẩm]] tiếp theo của Từ Công Phụng đều mang không khi mang mác như ''Lời cuối'', ''Trên ngọn tình sầu'', ''Mùa xuân trên đỉnh bình yên'', ''Giọt lệ cho ngàn sau'', ''Mắt lệ cho người''... Đặc biệt sau 1975 ở hải ngoại, các ca khúc của Từ Công Phụng còn được biết đến nhiều hơn qua giọng ca Tuấn Ngọc trình bày rất thành công.
 
Một số nhạc sĩ khác cũng viết các tình khúc nổi tiếng rátrất được ưa chuộng vào thời gian này như [[Hoàng Nguyên]] với ''Ai lên xứ hoa đào'', ''Cho người tình lỡ'', [[Quốc Dũng]] với ''Đường xưa'', ''Cơn gió thoảng'', [[Nguyễn Ánh 9]] với ''Không'', ''Buồn ơi xin chào mi'', [[Văn Phụng]] với ''Yêu'', ''Tình''; [[Khánh Băng]] với ''Sầu đông'', ''Vọng ngày xanh''; [[Y Vân]] với ''Buồn'', ''Thôi'', ''Ảo ảnh'', [[Anh Bằng]] với ''Khúc Thụy du'', ''Nỗi lòng người đi''; [[Trần Trịnh]] với ''Lệ đá''; [[Nguyễn Văn Đông]] với ''Chiều mưa biên giới'', ''Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp''; [[Phạm Trọng Cầu]], học ở [[Paris]], cũng đã viết ''Mùa thu không trở lại''...
 
[[Phạm Đình Chương]] cũng có ''Nửa hồn thương đau'' phổ từ thơ [[Thanh Tâm Tuyền]] rất nổi tiếng, hay ''Người đi qua đời tôi'' phổ thơ [[Trần Dạ Từ]]. [[Lê Trọng Nguyễn]] nổi danh với ''Chiều bên giáo đường'', ''Lá rơi bên thềm'' và đặc biệt ''Nắng chiều'', ca khúc còn được biết đến ở [[Hồng Kông]], [[Đài Loan]] và [[Nhật Bản]]. [[Hàng Trọng]] thành công với các bài hát theo điệu [[tango]] ''Ngỡ ngàng'', ''Lạnh lùng'', ''Tiến bước sang ngang''.