Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 117:
Sau khi [[Hai Bà Trưng]] thất bại, nhà [[Nhà Hán#Sự trỗi dậy và sụp đổ của nhà Đông Hán|Đông Hán]] tiếp tục duy trì sự cai trị tại [[bộ Giao Chỉ]]. Cuối [[thế kỷ 2]], nhà Đông Hán suy yếu, chiến tranh quân phiệt bùng nổ. [[Hán Hiến Đế]] bị các quyền thần thay nhau khống chế.
 
Trước tình hình đó, [[Thái thú]]<ref>Chức quan cai trị về hành chính.</ref> quận [[Giao Chỉ]] là [[Sĩ Tiếp|Sĩ Nhiếp]] xin nhà Hán cho 3 người em là Sĩ Nhất, Sĩ Vĩ và Sĩ Vũ làm thái thú các quận: Sĩ Nhất làm Thái thú [[Hợp Phố (quận)|Hợp Phố]], Sĩ Vĩ làm Thái thú [[Cửu Chân]], Sĩ Vũ làm Thái thú [[Nam Hải quận|Nam Hải]]. Triều đình [[Nhà Hán|nhà Đông Hán]] do rối loạn trong nước không thể quản lý [[bộ Giao Chỉ]] xa xôi nên mặc nhiên thừa nhận. Từ đó thế lực họ Sĩ ở Giao Chỉ rất lớn.
 
Năm 192, người bản địa quận [[Nhật Nam]] theo [[Khu Liên]] khởi binh chống nhà Hán và thành lập nước [[Chăm Pa]] độc lập. Lực lượng nhà Đông Hán ở phía nam yếu ớt không chống nổi, bất lực trước sự ly khai của Khu Liên. Từ đó phía nam quận Nhật Nam trở thành nước Chăm Pa, tách hẳn sự cai trị của nhà Đông Hán và các triều đại Trung Quốc sau này.