Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Uyển Dung”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 34:
=== Dòng dõi bình dị ===
[[File:Empress Gobele Wan-Rong (09).JPG|thumb|left|222px|Cận dung của Uyển Dung khi trẻ.]]
Hoàng hậu Uyển Dung sinh vào năm [[1904]] tại [[Bắc Kinh]]. Không có ghi chép chính thức về ngày sinh thật của bà, về sau vì để kết hôn với Phổ Nghi mà gia đình bà đã cho sửa lại sinh thần [[Bát tự]], đổi ngày sinh thành [[13 tháng 11]] (dương lịch) năm [[1906]] như hiện nay mà chúng ta biết. Bà xuất thân gia tộc [[Quách Bố La thị]] (郭布罗氏), cũng gọi ''"Quách Giai thị"'' (郭佳氏), là một nhánh Thị tộc có gốc gác từ bộ tộc [[Đạt Oát Nhĩ]] gốc [[Mông Cổ]], thuộc [[Mãn Châu]] [[Bát kỳ|Chính Bạch kỳ]].
 
Gia tộc của Uyển Dung vốn là [[Bố Đặc Ha]] (布特哈) của Chính Hoàng kỳ. Bố Đặc Ha, Mãn văn ''Buteha'', đây là một chế độ [[Bát Kỳ]] áp dụng cho những gia tộc thiểu số trấn giữ vùng biên giới [[Đông Bắc]] của Đại Thanh. Các Bố Đặc Ha có Hán ngữ chuyển nghĩa thành ''"Đánh cá và săn bắt"'', vì khi đó các gia tộc thiểu số này có nghĩa vụ dâng sản vật địa phương lên triều đình theo mức hạn được quy định. Dòng họ Quách Bố La thị là một trong những Thế gia vọng tộc bản cư, đối với tầng lớp bản địa cũng có thể xem là có địa vị đáng kể. Đến đời Cao tổ phụ của Uyển Dung là [[A Lặc Cẩm Na]] (阿勒锦那), gia đình của Uyển Dung từ [[Hắc Long Giang]] dời đến [[Bắc Kinh]], được cải thành Mãn Châu Chính Bạch kỳ, trở thành một trong những gia tộc thuộc Kinh kỳ.
 
Đến đời Cao tổ phụ của Uyển Dung là [[A Lặc Cẩm Na]] (阿勒锦那), gia đình của Uyển Dung từ [[Hắc Long Giang]] dời đến [[Bắc Kinh]], được cải thành Mãn Châu Chính Bạch kỳ, trở thành một trong những gia tộc thuộc Kinh kỳ. Căn cứ Gia tộc gia phả của Uyển Dung, vợ cả của A Lặc Cẩm Na vốn là con gái của [[Cao Khách Nãi]] (高喀鼐), là Bố Đặc Ha Chính Bạch kỳ thuộc gia tộc [[Uy Lặc thị]] (倭勒氏), mà mẹ cả của A Lặc Cẩm Na lại là em gái của Cao Khách Nãi. Tằng tổ phụ của Uyển Dung, là con trai của A Lặc Cẩm Na, tên [[Trường Thuận (Quách Bố La)|Trường Thuận]] (长顺), về sau cũng nghênh thú 2 người vợ cả đều là cháu gái của Cao Khách Nãi. Ba đời liên tiếp liên hôn cận huyết, các sử gia cho rằng đó là một trong những nguyên nhân khiến Uyển Dung cơ bản có mầm móng bệnh về sau. Từ sau khi nhập kỳ, A Lặc Cẩm Na đảm nhậm Phó Đô thống, con trai duy nhất Trường Thuận về sau quân công hiển hách, nhậm [[Ô Tô Lý Đài tướng quân]] (乌苏里台将军), rồi [[Cát Lâm tướng quân]] (吉林将军), đến biên giới lãnh nhậm. Sau đó, Trường Thuận được truy tặng ''Nhất đẳng Khinh xa đô úy'' (一等轻车都尉), nhập thờ [[Hiền Lương từ]], thoáng chốc gia tộc trở thành một thế hệ công thần. Con trai độc nhất của Trường Thuận, tên [[Tây Lâm Bố]] (西林布), cũng là tổ phụ của Uyển Dung. Đương thời Tây Lâm Bố chỉ làm đến chức Thị vệ, hôn nhân xoay trong vòng giai cấp Bố Đặc Ha Bát Kỳ, vẫn chưa thể gia nhập hôn nhân cao quý của các gia tộc chốn Kinh kỳ.
 
=== Gia thế phấn chấn ===
Con trai độc nhất của Trường Thuận, tên [[Tây Lâm Bố]] (西林布), cũng là tổ phụ của Uyển Dung. Đương thời Tây Lâm Bố chỉ làm đến chức Thị vệ, hôn nhân xoay trong vòng giai cấp Bố Đặc Ha Bát Kỳ, vẫn chưa thể gia nhập hôn nhân cao quý của các gia tộc chốn Kinh kỳ. Thân phụ của Uyển Dung là [[Vinh Nguyên]] (荣源), con trai thứ ba của Tây Lâm Bố, sinh năm Quang Tự thứ 10, sang năm Quang Tự thứ 30, tổ phụ Trường Thuận chết bệnh, Vinh Nguyên đặc cách trọng thừa, từ Nhất phẩm Ấm sinh, trực tiếp lấy [[Lang trung]] thụ dùng. Đến lúc này, Vinh Nguyên đem cả nhà Quách Bố La thị bước vào luân hồi hôn nhân với danh môn vọng tộc.
 
[[File:TaitaiWanRongJohnston2.jpg|thumb|phải|180px|Uyển Dung cùng cô giáo người Anh, [[Isabel Ingram]] và [[Reginald Johnston]].]]