Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chân đăng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 36:
 
== Lịch sử ==
=== Sự xuất hiện của những người phu làm thuê===
[[Tập tin:Villagevoh.JPG|phải|nhỏ|Thị trấn nhỏ vùng Voh, nơi còn vài di tích nhóm chân đăng thuở trước]]
Chuyến đầu tiên đưa những người Chân Đăng đến New Caledonia vào năm 1891, trên tàu '' Chéribon ''. Đoàn gồm 768 người Việt Nam bao gồm 479 tù nhân lao động khổ sai từ Poulo Condor. Chín mươi sáu người trong số họ chết khi vẫn còn ở bến và những chủ thuê không sẵn lòng thuê vì nguồn gốc của họ<ref name="Angleviel">{{harvsp|Frédéric Angleviel|2000}}</ref>. Từ năm 1895, những người phu được tuyển mộ từ Hải Phòng<ref name="Bougerol">{{harvsp|Christiane Bougerol|2010}}</ref>. Hợp đồng của họ có thời hạn 5 năm, gia hạn một lần. Phần lớn họ là người Bắc Kỳ đến từ đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là từ các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, những khu vực đông dân cư với mức sống rất thấp và nạn đói hoành hành. Những người đến New Caledonia làm việc trong các mỏ crôm và niken, trong khi những người ở New Hebrides làm việc trong các đồn điền ca cao và cà phê.
Pháp bắt đầu gửi người Việt sang Tân Thế giới làm phu từ năm [[1891]].''Chéribon'' là con tàu đầu tiên chở 791 người Việt từ [[Hải Phòng]] đến [[Nouméa]].<ref>[http://www.buichu.net/index.php?option=com_content&task=view&id=916&Itemid=141 Người Việt Nam tới Tân Đảo: Chân Đăng]</ref> Từ năm 1920 đến 1928 có bảy chuyến tàu chở tổng cộng 9363 người Việt, phân nửa sang Tân Thế giới và phân nửa sang Tân Đảo.<ref>Thomson, Virginia. tr 163</ref> Cho đến năm [[1940]] thì đã có hơn 20.000 người Việt đặt chân đến các hải đảo. Đại đa số người chân đăng không có ý định đi định cư mà muốn hồi hương sau khi xong hợp đồng. Tuy nhiên sang [[thập niên 1940]] với [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ 2]] làm gián đoạn liên lạc với quê hương khiến cho lúc đầu, người Việt không hồi hương được, phải ở lại đây, khai sanh cộng đồng người Việt di dân. Năm 1944 Hội nghị Brazzaville lần đầu tiên hợp thức hóa nhập cư 139 người phu gốc Bắc Kỳ.<ref name="lecriducagou.org">[http://lecriducagou.org/?p=3754 Les Vietnamiens: la communauté "laborieuse" de Nouvelle Calédonie]</ref>
Hành trình đến Tân Đảo của người chân đăng theo thủ tục bắt đầu từ các thương gia Pháp, đến Hải Phòng theo chân các nhà truyền giáo và quân nhân, thuê nông dân sang Tân Đảo làm phu mỏ với hợp đồng lao động hẳn hoi. Đến những năm 1930, làn sóng tuyển dân phu đến châu Đại Dương ngày càng tăng, các chuyến tàu đưa người chân đăng ồ ạt sang Tân Đảo khai thác quặng và đồn điền, phục vụ cho thực dân Pháp trong chiến tranh thế giới thứ II.
Một tháng làm nghề nông ở Việt Nam thời bấy giờ tính bình quân mức thu nhập chỉ từ 5 hào đến 1 đồng tiền Đông Dương, trong khi sang Tân Đảo ăn mức lương theo hợp đồng lao động lên đến 10 đồng, được chủ mỏ bao luôn các chi phí ăn ở.
 
Đến những năm 30, tiền công lao động của phu mỏ ngày càng được cải thiện và đạt mức cao gấp 30 lần so với thu nhập của người nông dân ở Việt Nam. Lương phu mỏ nam trung bình 80 quan/ngày và nữ 50 quan. Hợp đồng lao động thường được ký kết 5 năm. Nhưng nhiều bản hợp đồng kết thúc mà người phu vẫn không trở về nước được do chiến tranh.
 
Dấu tích người chân đăng còn lại ở đất đảo New Caledonia hôm nay là những mộ bia chữ Hán nằm hiu quạnh trong các khu rừng ở Voh, Tiébaghi… xưa nay vẫn bị hiểu nhầm là mộ phần của người Nhật. Những khu làng người chân đăng trước kia ở Doniambo, Tiébaghi… nay chỉ còn lại tàn tích của thời gian, của sự sụp đổ, vắng lặng không bóng người. Các mỏ hoang nằm trơ trọi đất đá ngổn ngang trên đỉnh núi ở Koumac, Koné… nơi trước kia có hàng ngàn người chân đăng sinh sống đã không người khai thác từ hơn 60 năm qua. Dấu tích người chân đăng chỉ còn lại có thế cùng một số rất ít những con người đã từng sống đời chân đăng trên đất mỏ.<ref>[https://tuoitre.vn/dau-tich-chan-dang-213406.htm Dấu tích chân đăng]</ref>
 
Sang [[thập niên 1950]] phần do vận động của [[Việt Minh]], phần do thái độ bài Việt của người Pháp và thổ dân với [[khẩu hiệu]] chống buôn bán với cửa hàng người Việt ("Acheter chez un Vietnamien, c’est trahir la France!"), phần lớn người Việt tìm cách hồi hương; tính đến năm 1976 thì còn 1535 người ở Nouvelle Calédonie (khoảng 8.000 nếu kể cả người lai Việt).<ref name="lecriducagou.org"/> Con số hiện nay khoảng 3000 người, tính thêm cả số người thế hệ sau là người lai nữa thì có khoảng 6000 người.
 
Nay ở Tân Thế giới vùng Voh, Doniambo, Thiébaghi và Paaguomène, phía bắc thủ phủ [[Nouméa]] vẫn còn di tích liên quan đến người Việt chân đăng gồm những ngôi [[mộ]] cổ và khu cư trú của dân phu nay đã hoang phế. Tấm mộ [[bia (kiến trúc)|bia]] xưa nhất ghi năm [[1909]].
 
Ở New Caledonia, người Việt Nam cũng như những người làm thuê khác (người Indonesia, người New Hebridians) phải tuân theo chế độ của người bản xứ.<ref name="Bougerol"/>. Bị giới hạn trong các lán trại, họ không thể tự do đi lại, việc ở lại Noumea được quy định. Theo bản chất của khế ước, họ không thể phá vỡ những gì đã ký vào giấy<ref name="Bougerol"/>. Theo quan điểm của tình trạng này, người Bắc kỳ gọi mình là {{lang|vi|Chân Đăng}} (pieds engagé). Ngay sau khi họ đến nơi, mỗi công nhân được cấp một con số mà họ được chỉ định, kể cả trong các tài liệu chính thức, tên của họ được coi là quá khó phát âm<ref name="Bougerol"/>.
 
== Trong văn hóa đại chúng==