Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mông Cổ xâm lược Nhật Bản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Infobox military conflict
|conflict=Mông Cổ xâm lược Nhật Bản
|partof= [[MôngCác Cổcuộc xâm lược Đôngcủa ÁMông (địnhCổ#Đông hướng)Á|Mông Cổ xâm chiếm Đông Á]] và [[cácCác chiến dịch của Hốt Tất Liệt]]
|image=Mōko Shūrai Ekotoba.jpg
|image_size=300px
|caption= [[samurai]] [[Takezaki Suenaga|Suenaga]] đối diện mũi tên và bom của quân Mông Cổ và Triều Tiên
|date= 1274, 1281
|place= Bắc [[Kyūshū]], [[Nhật Bản]]
|result= Chiến thắng quyết định của Nhật Bản
|combatant2=
[[Đế quốc Mông Cổ]]<br/>
Dòng 30:
|casualties2='''1274''': 13.500<ref>『高麗史』巻二十八 世家二十八 忠烈王一 元宗十五年(十一月)己亥(二十七日)「己亥、東征師還合浦、遣同知樞密院事張鎰勞之。軍不還者無慮萬三千五百餘人。」</ref>–22.500{{citation needed|date=July 2016}}<br />'''1281''': 100.000<ref>『高麗史』巻二十九 世家二十九 忠烈王二 忠烈王七年閏(八)月条「是月、忻都茶丘范文虎等還元、官軍不返者、無慮十萬有幾。」</ref>–130.500{{citation needed|date=July 2016}}
20.000–30.000 bị bắt<ref>『元史』巻二百八 列傳第九十五 外夷一 日本國「(至元十八年)官軍六月入海、七月至平壷島(平戸島)、移五龍山(鷹島?)、八月一日、風破舟、五日、文虎等諸將各自擇堅好船乘之、棄士卒十餘萬于山下、衆議推張百戸者爲主帥、號之曰張總管、聽其約束、方伐木作舟欲還、七日日本人來戰、盡死、餘二三萬爲其虜去、九日、至八角島、盡殺蒙古、高麗、漢人、謂新附軍爲唐人、不殺而奴之、閶輩是也、蓋行省官議事不相下、故皆棄軍歸、久之、莫靑與呉萬五者亦逃還、十萬之衆得還者三人耳。」</ref>
|casualties1='''1274/1281''': MinimalTối thiểu {{citation needed|date=July 2016}}
}}
 
'''{{nihongo|Mông Cổ xâm lược Nhật Bản|元寇|Genkō|hanviet=Nguyên khấu|kyu=|hg=|kk=|}}''', diễn ra năm 1274 và năm 1281, là những nỗ lực quân sự chủlớn yếu củađược [[Hốt Tất Liệt]] của [[nhà Nguyên]] tiến hành nhằm chinh phục [[quần đảo Nhật Bản]] sau khi [[Cao Ly]] quy phục làm chư hầu. Cuối cùng là một thất bại, những nỗ lực xâm lược có tầm quan trọng lịch sử vĩ mô bởi vì họ đặt ra một giới hạn cho việc bành trướng của người Mông Cổ và được xếp hạng như các sự kiện xác định quốc gia trong lịch sử [[Nhật Bản]].
 
Cuộc xâm lược của Mông Cổ vào Nhật Bản là một trong những trường hợp sớm nhất của chiến tranh thuốc súng bên ngoài Trung Quốc và được coi là tiền thân của cuộc chiến tranh thời kỳ đầu hiện đại. Một trong những đổiphát mớiminh công nghệ đáng chú ý nhất trong cuộc chiến tranhnày là sử dụng bom nổ ném bằng tay.<ref name="Turnbull2013">{{chú thích sách|author=Stephen Turnbull|title=The Mongol Invasions of Japan 1274 and 1281|url=https://books.google.com/books?id=Qo4amAg_ygIC&pg=PT41|accessdate=ngày 16 tháng 4 năm 2013|date=ngày 19 tháng 2 năm 2013|publisher=Osprey Publishing|isbn=978-1-4728-0045-9|pages=41–42}}</ref>
 
Các cuộcCuộc xâm lăng được đề cập đến trong nhiều tác phẩm hư cấu, và những sự kiện sớm nhất mà từ ''kamikaze'' ("thần phong") được sử dụng rộng rãi, có nguồn gốc từ hai cơn bão mà các đội quân Mông Cổ đã phải hứng chịu.
 
==Bối Hoàn cảnh ==
Sau một loạt các cuộc [[Chiến tranh Mông Cổ - Cao Ly|xâm lược Cao Ly]] ([[Triều Tiên]]) giữa năm 1231 và năm 1281, [[Goryeo|Cao Ly]] đã ký một hiệp khuất phục Mông Cổ và trở thành một quốc gia chư hầu. Hốt Tất Liệt lên ngôi Khả Hãn của Đế quốc Mông Cổ vào năm 1260 (mặc dù đây không phải là người Mông Cổ được công nhận rộng rãi ở phương tây) và đã thành lập thủ đô của mình tại [[Khanbaliq]] (bên trong khu vực nay là [[Bắc Kinh]]) vào năm 1264.
 
Dòng 46:
Người Mông Cổ cũng cố gắng chinh phục dân tộc [[Sakhalin]]—[[người Ainu|Ainu]], [[người Orok|Orok]], và [[người Nivkh]] - từ 1260 đến 1308.<ref>''The conquest of Ainu lands: ecology and culture in Japanese expansion, 1590–1800'' By Brett L. Walker, p.133</ref>
 
== Chuẩn bị xâm lược lần thứ nhất ==
==Tham khảo==
Hốt Tất Liệt đã rất muốn đưa quân sang Nhật Bản để bắt đảo quốc này phải quỳ xuống trước vó ngựa Mông Cổ, nhưng vì cuộc xâm lược Nam Tống đang trong giai đoạn ác liệt, cho nên nhà Nguyên chưa thể tiến hành một cuộc xâm lược quy mô lớn với Nhật Bản. Đến năm 1273, sau khi thành Tương Dương bị hạ, nhận thấy lúc này đã thích hợp để tiến hành chiến tranh với Nhật Bản, Hốt Tất Liệt cử một hạm đội lớn gồm khoảng 600-700 tàu chiến cùng 23 ngàn quân ra khơi tại cảng Tuyền Châu. Hạm đội xâm lược dự kiến ​​khởi hành vào tháng 7 âm lịch năm 1274 nhưng bị trì hoãn trong ba tháng. Hốt Tất Liệt đã lên kế hoạch cho hạm đội tấn công [[Tsushima (đảo)|đảo Tsushima]] và đảo Iki trước khi đổ bộ lên [[Hakata, Fukuoka|Vịnh Hakata]]. Kế hoạch phòng thủ của người Nhật chỉ đơn giản là dùng lực lượng [[gokenin]] chiến đấu với quân Nguyên vào bất cứ thời điểm nào. Trên thực tế, không có hồ sơ đáng tin cậy nào về quy mô của lực lượng Nhật Bản lúc bấy giờ nhưng các ước tính cho thấy tổng quân số của họ vào khoảng 4.000 đến 6.000. Lực lượng nhà Nguyên tiến hành chiến dịch xâm lược Nhật Bản với một đội quân gồm 15.000 binh sĩ người Mông Cổ, người Hán và người Nữ Chân dưới sự chỉ huy của tướng Hốt Đôn cùng khoảng 1.500-8.000 binh sĩ người Cao Ly dưới sự chỉ huy của tướng Kim Bang-gyeong và một hạm đội gồm khoảng 300 con tàu cỡ lớn cùng 400-500 con tàu cỡ nhỏ.{{sfn|Twitchett|1994|p=437-442}}{{sfn|Turnbull|2010|p=32}}
 
== Cuộc xâm lược lần thứ nhất (1274) ==
=== Cuộc xâm lược đảo Tsushima ===
Lực lượng xâm lược nhà Nguyên khởi hành từ Hàn Quốc vào ngày 2 tháng 11 năm 1274. Hai ngày sau, họ bắt đầu đổ bộ lên Tsushima. Cuộc đổ bộ chính được thực hiện tại bãi biển Komoda gần Sasuura, nơi nằm trên mũi phía tây bắc của hòn đảo phía nam. Các cuộc đổ bộ bổ sung diễn ra ở eo biển giữa hai đảo Tsushima, cũng như tại hai điểm trên đảo phía bắc.{{sfn|Turnbull|2010|p=33}} Các mô tả về sự kiện này được kể lại dựa trên các nguồn tư liệu đương thời của Nhật Bản, đặc biệt là Sō Shi Kafu của gia tộc Sō ở Tsushima.
Tại Sasuura, sau khi phát hiện hạm đội xâm lược ngoài khơi, phó thống đốc (jitodai) kiêm lãnh chúa của Tsushima - Sō Sukekuni (1207–1274), do đã được Mạc phủ cảnh báo từ trước, đã dẫn đội kỵ binh của mình đối đầu với đại quân Nguyên. Tương truyền vào ngày hôm đó, tại ngôi đền thờ chiến thần Hachiman đã xuất hiện một đàn bồ câu trắng tượng trưng cho vị thần. Sau khi đàn chim bay đi thì ngôi đền đột nhiên bốc cháy, đó có thể là một điềm báo của sự xui xẻo, nhưng Sukekuni đã giải thích đó là một sự cảnh báo.{{sfn|Turnbull|2010|p=33}}
 
Với 80 samurai trung thành cùng tùy tùng của họ, Sukekuni đã đối đầu với một lực lượng xâm lược mà Sō Shi Kafu mô tả là 8.000 chiến binh trên 900 con tàu.{{sfn|Turnbull|2010|p=34}} Quân Mông Cổ đổ bộ lúc 02:00 sáng ngày 5 tháng 11, phớt lờ các nỗ lực đàm phán của Nhật Bản và khai chiến bằng lực lượng cung thủ của họ. Cuộc chiến chính thức bắt đầu lúc 04:00.{{sfn|Turnbull|2010|p=34}} Các cung thủ Nhật Bản đã tiêu diệt nhiều quân Mông Cổ, và một samurai tên Sukesada được cho là đã hạ gục 25 binh sĩ đối phương trong các trận giao tranh riêng lẻ.{{sfn|Delgado|2010|p=92}} Lực lượng phòng thủ của quân Nhật đã cầm chân quân Mông Cổ trên bãi biển cho đến khi màn đêm buông xuống, những kẻ xâm lược đánh bại mũi tấn công cuối cùng của kỵ binh Nhật Bản, áp đảo và giết chết tất cả quân phòng thủ.{{sfn|Turnbull|2010|p=34}}{{sfn|Delgado|2010|p=92}}
 
Sau chiến thắng tại Komoda, quân Nguyên đã đốt phá hầu hết các tòa nhà xung quanh Sasuura và tàn sát hầu hết cư dân. Họ mất tới vài ngày để đảm bảo quyền kiểm soát hoàn toàn đảo Tsushima.{{sfn|Turnbull|2010|p=34}}
 
=== Cuộc xâm lược đảo Iki ===
Tại đảo Iki, lãnh chúa Tairano Takakage dẫn quân của mình đối đầu với đại quân Nguyên trong khi ông chỉ có khoảng 100 kỵ binh và khoảng hơn 1000 bộ binh. Sau khi bị đánh bại, lãnh chúa Takakage rút về lâu đài Hidzume và sau khi thành bị hạ thì cuối cùng ông đã phải tự sát, gần như toàn bộ quân Nhật đều bị tàn sát.
 
=== Cuộc chiến ở Vịnh Hakata ===
Vào ngày 19 tháng 11, quân Nguyên đổ bộ tại Vịnh Hakata, cách Dazaifu, thủ đô hành chính cổ của Kyūshū một khoảng cách ngắn. Ngày hôm sau đã diễn ra Trận chiến Bun'ei (Mitch 永), còn được gọi là "Trận chiến Vịnh Hakata lần thứ nhất"- trận đánh quy mô lớn đầu tiên giữa hai bên, phía Nhật Bản có khoảng 120 samurai và khoảng 3000 bộ binh. Phía quân Nguyên, mặc dù tổng lực của họ nhiều hơn, nhưng số quân tham chiến tại Hakata thì không đến mức quá áp đảo so với Nhật Bản, lực lượng của họ cũng chỉ vào khoảng 3000 - 4000 quân. Tuy nhiên, quân Nguyên có lợi thế hơn nhiều bởi do quân lính Nguyên đều đã trải qua rất nhiều trận chiến khác nhau. Trong khi đó, quân Nhật thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý một lực lượng lớn như vậy (tất cả vùng Bắc Kyūshū đã được huy động). Đã gần 50 năm kể từ sự kiện chiến đấu lớn cuối cùng ở Nhật Bản, và không một vị tướng Nhật Bản nào có kinh nghiệm đầy đủ trong việc thống lĩnh một đội quân lớn. Dù cho quân số không thực sự chênh lệch thì quân Nguyên vẫn áp đảo được quân Nhật với vũ khí mạnh mẽ hơn (thứ nhất là kỵ binh quá mạnh, thứ hai là nghệ thuật bắn tên thiện nghệ của người Mông Cổ). Người Mông Cổ sở hữu các loại vũ khí tầm xa vượt trội (loại cung tên ngắn trứ danh của người Mông Cổ, với các mũi tên tẩm độc, mũi tên lửa, mũi tên thuốc nổ), và dễ dàng chiếm thế thượng phong trong trận chiến trên bộ. Ngoài ra, phong cách chiến tranh vốn là thông lệ trong thời phong kiến Nhật Bản đó là một-chọi-một (quy tắc [[võ sĩ đạo]]), ngay cả trong các trận đánh lớn. Tuy nhiên, người Mông Cổ không quen thuộc với phong cách chiến đấu như vậy, vì thế quân Nhật bị áp đảo. Tuy thế, quân Nhật vẫn cố gắng để cầm cự để chờ quân cứu viện tới nơi, trong khi quân Nguyên cũng chờ lực lượng còn lại với hơn 2 vạn quân đang dong buồm trên biển có thể cập bến Vịnh Hakata.
 
Nếu như các cánh quân nhà Nguyên có thể hợp nhất, thì quân Nhật sẽ dễ dàng bị áp đảo và tàn sát, Kyūshū sẽ nhanh chóng bị thất thủ. Tuy nhiên, vào đêm hôm đó, bão nổi lên ngoài khơi Vịnh Hakata, hạm đội quân Nguyên ngoài khơi đã yêu cầu lực lượng trên bộ rút về tàu, do lo sợ nếu bão to hơn, thời tiết gió mạnh và sóng lớn sẽ khiến cho hạm đội của họ bị mắc cạn, hai bên sẽ bị chia cắt hoàn toàn. Nhưng hóa ra đó lại là một hành động tự tay bóp chết quân mình, bão đêm đó to đến mức đánh đắm rất nhiều tàu chiến của quân Nguyên. Đến sáng hôm sau, hạm đội quân Nguyên tan tác hết cả, hơn 200 tàu chiến bị đánh đắm, số còn lại không hư hại nặng thì cũng hư hại nhẹ, và đội quân Mông Cổ bách chiến bách thắng trên bộ đang bị say sóng hết cả một lượt với nhau. Lực lượng quân Nguyên bị thiệt hại quá nửa, cuộc xâm lược này có nguy cơ thất bại. Tuy nhiên, quân Nguyên vẫn cố gắng thực hiện hai cuộc tấn công nữa vào Akasaka và Torikai-Gata. Tại Akasaka thì tướng Kikuchi Takefusa đã đánh úp quân Nguyên và khiến họ phải rút lui dù tổn thất không nhiều lắm. Nhưng đến trận Torikai-Gata thì quân Nguyên bị hai cánh quân Nhật do Takezaki Suenaga và Shiraishi Michiyasu tấn công, quân Nguyên thảm bại khi hơn 3000 quân bị giết.
 
Đại quân Mông Cổ ra khơi từ Tuyền Châu với 23 ngàn quân, sau hai cuộc chiến tại Akasaka và Torikai-Gata thì lực lượng chỉ còn lại khoảng 1/3 so với ban đầu. Nghĩ kiểu gì cũng không thể đánh tiếp, vì thế nên quân Nguyên buộc phải rút lui. Cuộc xâm lược lần thứ nhất kết thúc chỉ sau 1 tháng với phần thắng thuộc về Nhật Bản.
 
== Chuẩn bị xâm lược lần thứ hai ==
[[File:Genko Borui Nishijin Fukuoka 02.jpg|thumb|left|200px|Một bức tường phòng thủ bằng đá (Genkō Bōrui) tại Nishijin, gần Đại học Seinan. Hiện tại, chỉ còn lại phần đỉnh của một vài bức tường đá lộ ra trên mặt đất, còn phần lớn đã được khai hoang]]
Mặc dù thất bại trong cuộc xâm lược thứ nhất, nhưng Hốt Tất Liệt vẫn không bỏ tham vọng nuốt chửng Nhật Bản. Phía [[Mạc phủ Kamakura]] cũng thừa biết nhà Nguyên không dễ gì bỏ cuộc, vì thế họ gấp rút chuẩn bị để đối phó với một cuộc xâm lược nữa có thể xảy ra. Nhằm một lần nữa thăm dò Nhật Bản, Hốt Tất Liệt cử đoàn sứ thần gồm năm người đến Kyushu năm 1275, yêu cầu Thiên Hoàng phải thân hành đến Đại Đô để thần phục trước Hoàng đế nhà Nguyên. Đáp lại yêu sách này, Nhiếp chính Hojo Tokimune đã ra lệnh áp giải đoàn sứ thần nhà Nguyên về Kamakura và chém đầu hết cả. Đến năm 1279, một đoàn sứ thần nữa tiếp tục được cử đến với mục đích tương tự và cũng bị chém đầu hết. Mạc phủ Kamakura đã quyết tâm chống lại nhà Nguyên, Nhiếp chính Tokimune đã lệnh cho các lãnh chúa sửa sang, củng cố các thành trì ven biển để chuẩn bị cho một cuộc xâm lược chắc chắn sẽ mạnh mẽ và lớn hơn rất nhiều. Nhật Bản cũng đã xây dựng một phòng tuyến bằng đá khổng lồ dọc theo bờ biển tại Vịnh Hakata - nơi diễn ra trận chiến ác liệt năm 1274. Tuyến phòng thủ này cao từ 1.5-4.5 mét (5-15 ft) và dài đến 25 dặm.
 
== Cuộc xâm lược lần thứ hai (1281) ==
Mùa xuân năm 1281, Nguyên Thế Tổ phát động cuộc xâm lược Nhật Bản lần thứ hai, lần này với hai đạo quân lớn và có số lượng nhiều hơn đạo quân lần thứ nhất rất nhiều. Đội quân của người Mông Cổ tiến hành chiến dịch xâm lược Nhật Bản lần này được chia làm hai: một lực lượng gồm 900 tàu chở 17.000 thủy thủ, 10.000 lính Triều Tiên, 15.000 lính Mông Cổ và 15.000 lính Trung Quốc đã khởi hành từ [[Masan]], [[Triều Tiên]] hướng tới Nhật Bản. Một lực lượng nữa còn đông đảo hơn gồm 3.500 tàu chở tới 142.000 binh sĩ và thủy thủ xuất phát từ phía nam [[Trung Quốc]].
 
Tháng 5 năm 1281, hạm đội ra khơi từ Cao Ly cập bến Vịnh Hakata, còn hạm đội ra khơi từ Trung Quốc vẫn chưa đến nơi. Hạm đội thứ nhất đã đến Vịnh Hakata vào ngày 23 tháng 6 năm 1281 và bắt đầu mở những cuộc tấn công dữ dội. Mặc dù có số lượng tương đối lớn với 25 ngàn người, quân Nguyên không thể xuyên phá được hàng phòng thủ bằng đá vững chắc của Nhật Bản tại Vịnh Hakata cho dù đã sử dụng đến cả máy bắn đá, thế trận diễn ra giằng co quyết liệt. Thêm vào đó là chiến thuật quấy phá của quân Nhật: khi màn đêm buông xuống, các samurai Nhật Bản sử dụng những chiếc thuyền nhỏ bất thình lình đột kích hạm đội Mông Cổ trong bóng tối, đốt cháy nhiều con tàu và giết hại nhiều binh lính Mông Cổ, sau đó họ lại chèo thuyền quay trở lại đất liền. Quân Nhật Bản lần này chiến đấu ngoan cường hơn rất nhiều khi họ cứ liều mạng xông lên để phá hủy những cỗ máy bắn đá của quân Nguyên. Dịch bệnh cũng là một vấn đề lớn với quân Nguyên, ít nhất 3000 người chết vì bệnh, số người chết vì các cuộc đột kích hay trong các trận chiến vô vọng để công phá hàng phòng thủ Hakata lên tới hàng ngàn. Quân Nguyên sa lầy ở Hakata và đành phải chờ hạm đội chính với 10 vạn đại quân đến nơi.
 
Về phần hạm đội chính của quân Nguyên thì họ không đến thẳng Vịnh Hakata mà đi lòng vòng hơn nhiều. Đầu tiên đội quân tiên phong tiếp tục đổ bộ xuống đảo Tsushima, nhưng lần này chịu sự chống cự ác liệt của quân Nhật nên buộc phải rút lui. Đến ngày 8 tháng 6, quân Nhật chia làm hai đạo và tấn công quân Nguyên tại eo biển có tên Umi no Nakamichi, đây lại là một thắng lợi nữa của quân Nhật khi họ đánh bại quân của hai tướng nhà Nguyên là Hong Dagu - tướng người Cao Ly và Trương Thành - tướng người Hán. Ngày hôm sau Trương Thành cố gắng tập hợp lại quân để đáp trả quân Nhật nhưng thất bại do gặp phải sự kháng cự quá lớn. Sau thất bại này, Trương Thành dẫn số quân còn lại rút về đảo Iki để họp với lực lượng ở đây.
 
Đến ngày 29 tháng 6, quân của ba gia tộc Matsura, Ryuzoji và Takagi hợp lại với hơn 1 vạn quân và mở cuộc tổng tấn công đạo quân Nguyên ở đảo Iki. Lần này thì chính quân Nguyên lại bị thua kém về số lượng khi đại quân của họ đang ở đảo Hirado. Trận chiến trên đảo Iki kéo dài vài ngày và kết cục là quân Nguyên bị đánh bại và tàn quân của họ rút về đảo Hirado, họp với đại quân ở đây.
 
Lúc này, ở Hirado đang tập trung đại quân Nguyên gồm khoảng 10 vạn quân và đang chuẩn bị dong buồm tới Vịnh Hakata để trợ giúp đạo quân Nguyên còn lại. Nhận ra thời cơ chỉ có một, Takezaki Suenaga - vị tướng từng chiến thắng quân Nguyên 7 năm trước ở Torikai-Gata quyết định bất ngờ tấn công hạm đội của quân Nguyên. Do bị bất ngờ và không có sự chuẩn bị, thêm nữa là phần lớn quân lính đã đóng trại trên bờ, hạm đội của quân Nguyên bị tổn hại khá nặng nề, hầu hết các chỉ huy cấp cao của quân Nguyên đều ở trên tàu, một số bị giết, một số chạy về Đại Nguyên, bỏ mặc đại quân 10 vạn người ở lại Hirado.
 
Không còn chỉ huy, 10 vạn quân Nguyên lâm vào thế bị động, không biết nên làm gì. Cuối cùng, đại quân quyết định dong buồm đến Hakata nơi đạo quân còn lại đang sa lầy. Cuộc chiến lâm vào thế bế tắc trong suốt 50 ngày liên tục, cho đến ngày 12 tháng 8, hai đạo quân của nhà Nguyên cuối cùng cũng hợp lại được với nhau và tổng số là hơn 11 vạn quân. Với lượng quân khổng lồ như vậy, quân Nguyên hy vọng cuối cùng họ cũng có thể xuyên phá được lớp phòng ngự Hakata. Phải đối mặt với một lực lượng đông hơn gấp ba lần, thế nhưng các [[samurai]] vẫn chiến đấu rất dũng cảm dù tình thế đã dần trở nên tuyệt vọng. Tưởng như quân Nhật sẽ phải chịu thất bại, thì phép màu đã đến với họ: vào ngày 15 tháng 8 năm 1281, một cơn [[bão]] rất lớn đã đổ bộ vào bờ biển [[Kyūshū]], cơn bão này lớn hơn cơn bão 7 năm trước gấp bội phần và đã đánh đắm hầu như toàn bộ hạm đội 4400 tàu chiến của quân Nguyên. Rất nhiều binh lính Mông Cổ đã chết đuối, số còn lại chạy kịp lên bờ thì cũng bị các samurai tàn sát. Cuối cùng thì lúc đi 13 vạn quân, đến khi cơn bão tan đi và tàn quân Nguyên chạy về được Cao Ly thì chỉ còn lại khoảng gần 3 vạn người.
 
Người Nhật tin rằng các vị thần của họ đã gửi những cơn bão để bảo vệ Nhật Bản khỏi quân Mông Cổ. Họ gọi cơn bão là ''[[kamikaze]]'', hay "cơn gió thần". Hốt Tất Liệt dường như đã tin rằng Nhật Bản được bảo vệ bởi các lực lượng [[siêu nhiên]], do đó ông quyết định từ bỏ tham vọng chinh phục đảo quốc này.
 
== Tham khảo ==
{{tham khảo}}