Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bích họa Trường Đại học Đông Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 36:
|Description = Vị trí hai cha con Tardieu trong tranh.<ref name="vnu2"/>
}}
Ở chính giữa cổng tam quan, ẩn hiện mờ ảo một người phụ nữ Pháp tay cầm sách, tay cầm bút là hình tượng [[phúng dụ]] của sự phát triển ({{lang-fr|Allégorie du Progrès}}) – một nhân vật tượng trưng cho đà tiến hóa hiện đại, tay cầm sách biểu tượng cho việc dùng trí tuệ để thăng tiến.<ref name="vnexpress"/><ref name="nld"/><ref name="vnu2"/>
 
Nhiều người, cả Pháp và Việt Nam, đều hướng nhìn lên cổng tam quan và hình tượng tôn thờ sự tiến bộ.<ref name="vnu2"/> Theo những ghi chép của hoạ sĩ Victor Tardieu mà gia đình còn lưu giữ, trong số các nhân vật được vẽ có có những người đã từng lãnh đạo, như bốn vị Toàn quyền Đông Dương [[Paul Doumer]], [[Jean Baptiste Paul Beau]], [[Albert Sarraut]], [[Maurice Long]], hoặc từng giảng dạy tại [[Đại học Đông Dương]] từ những thời kỳ đầu.<ref name="vnu2"/> Tác giả Victor Tardieu cũng có mặt trong bức tranh cùng với con trai mình là Jean Tardieu, người cùng sống với cha tại Hà Nội từ năm 1929 đến 1931, đứng ở hàng trên ngoài cùng bên phải, đang chiêm ngưỡng cổng tam quan.<ref name="vnu2"/> Trên khoảng không gian rộng trước cổng tam quan, họa sĩ cho phục hoạt một cách sinh động chân dung những con người đương thời gồm nhiều tầng lớp, cả người Pháp lẫn những cư dân bản xứ.<ref name="vnexpress"/> Mỗi nhân vật xuất hiện với một gương mặt, một cách biểu hiện cảm xúc khác nhau.<ref name="vnexpress"/>
 
Báo "[https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/cb327716099/date ''L'Eveil économique de l'Indochine'']" đã miêu tả về bức [[bích họa]] này như sau:<ref name="EEI">{{cite journal|journal=L'Eveil économique de l'Indochine|date=1929-03-03|author=Caton|url=https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5561245f/f9.image|page=3|volume=611|title=Une inauguration subreptice}}</ref><ref name="gazette-drouot2"/>
 
{{cquote|''Bức tranh thể hiện cảng Hải Phòng, với bên trái là tàu Paul Lecat (...) và một số tàu ở bến cảng, bên phải là nhà máy xi măng và một tòa nhà lớn đang được xây dựng. Ở giữa một đồng cỏ, xanh và đầy hoa, với hướng chính trục là một cây lớn, chắc chắn là cây của khoa học thiện và ác, (...), ở phía trước mọc lên một cái cổng theo phong cách An Nam, với nữ hoàng Khoa học bốc lên như một cuộn mây khói trước cửa (...). Một vài học sinh nhìn vào cái bóng này với sự ngưỡng mộ.''
Dòng 46:
''Ở bên phải và bên trái, cống hiến cho ánh mắt của công chúng, những nhân cách cao cấp của Đông Dương: Tiến sĩ Cognac, Ngài [[Albert Sarraut]], Ngài [[François Marius Baudoin|Baudoin]], ông [[Alexandre Varenne|Varenne]] đến từ xứ Auvergne, và một vài vị quan.''
 
''Ở phía trước, các nhân vật người Pháp và người bản xứ thực hiện các động tác thể hiện các chuyên môn khác nhau mà Trường chuẩn bị cho giới trẻ: bác sĩ thú y điều trị một con bò, các nhà hóa học thực hiện phân tích, bác sĩ thực hiện việc kích thích, tiêm vắc-xin và nhổ, quan tòa đang tranh biện, luật sư đang trò chuyện, kỹ sư nông nghiệp cho nông dân thấy cách dùng chiếc máy cày hiện đại, vân vân.''}}
 
''Có màu sắc, có ánh sáng.''}}
[[File:Một buổi dạy học Vật lý tại Đại học Đông Dương (1929-1933).png|thumb|300px|Tranh được trưng bày bên trên bục giảng của giảng đường lớn, toà nhà chính của Đại học Đông Dương.{{sfn|Annales de l'Université de Hanoi|1933|pp=[https://bibliotheques.mnhn.fr/EXPLOITATION/Infodoc/digitalcollections/viewerpopup.aspx?seid=MNHN_HANOI_1906_T001_N000&i=MNHN_HANOI_1906_T001_N000_0158.jpg 148-149]}}]]
Bức tranh [[sơn dầu]] trên toan,<ref name="hanoimoi"/><ref name="tienphong"/> rộng khoảng 11 mét và cao khoảng 7 mét,{{Ref label|B|b|none}} được dán trên bức tường lõm vòng cung,<ref name="vnu3"/> bên trên bục giảng của giảng đường lớn, toà nhà chính của Đại học Đông Dương - nay là hội trường Ngụy Như Kon Tum, [[Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội]], 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội.<ref name="vũ dương ninh"/> Giảng đường có chiều rộng, gần tương đương với chiều rộng bức tranh, khoảng 11 mét, dài khoảng 20 mét, cao khoảng 15 mét,{{Ref label|B|b|none}} với chính giữa, đối diện và hướng về bục giảng và bức tranh, có dãy ghế cao dần về phía sau, một tầng ghế thứ hai ở sau, và một tầng thứ ba có các ban công và dãy ghế phía sau. Kiến trúc của giảng đường, và của cả toà nhà, theo [[phong cách kiến trúc Đông Dương]],<ref name="laodong"/> lấy ánh sáng tự nhiên từ hàng cửa sổ hướng ra đường lớn và từ trần kính. Ở chính giữa, bên dưới bức tranh, treo bảng có dòng chữ [[la tinh]]: "''[[alma mater|Alma Mater]] Ex Te Nobis Dignitas Ubertas Felicitas''" (''Đại học sẽ cho ta Nhân phẩm, sự Giàu có, Hạnh phúc''), che đi một phần bức tranh vốn được vẽ như bàn làm việc của vài nhân vật trung tâm.{{sfn|Annales de l'Université de Hanoi|1933|pp=[https://bibliotheques.mnhn.fr/EXPLOITATION/Infodoc/digitalcollections/viewerpopup.aspx?seid=MNHN_HANOI_1906_T001_N000&i=MNHN_HANOI_1906_T001_N000_0081.jpg 74-75]}}{{sfn|Annales de l'Université de Hanoi|1933|pp=[https://bibliotheques.mnhn.fr/EXPLOITATION/Infodoc/digitalcollections/viewerpopup.aspx?seid=MNHN_HANOI_1906_T001_N000&i=MNHN_HANOI_1906_T001_N000_0158.jpg 148-149]}}{{Ref label|C|c|none}}
 
== Phục chế ==