Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Pháp thuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sazxe (thảo luận | đóng góp)
Dòng 126:
===Lịch sử===
Sau khi ký kết Hòa ước Giáp Thân (1884), nước Pháp tuyên bố rằng họ có "sứ mệnh vừa giải phóng vừa khai hóa" cho các dân tộc tại Đông Dương. Một khi ba nước Đông Dương đã hòa nhập vào đế quốc Pháp thì không nước nào có lý do chính đáng để tách ra khỏi đế quốc, đòi hỏi độc lập dân tộc bởi vì Pháp tuyên bố rằng "độc lập dân tộc sẽ khiến các quốc gia đó rơi vào tình trạng lạc hậu". Pháp tuyên bố các thuộc địa "chỉ có thể tiến bộ bên trong hệ thống Đế quốc Pháp và ngày càng có nhiều tự do cá nhân, tự do chính trị, văn hóa và thịnh vượng hơn". Mỗi cá nhân chỉ còn có thể ước vọng trở thành công dân của "Đế quốc Pháp văn minh nhất thế giới". Người Pháp chưa bao giờ có ý định trao trả độc lập cho ba nước Đông Dương, họ chỉ chấp nhận cho người bản xứ tham gia vào bộ máy hành chính và nền chính trị ở mức độ tối thiểu và ban cho các chính quyền bản xứ một ít quyền lực hạn chế.<ref>Paris - Saigon - Hanoi, trang 41, Philippe Devillers, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2003</ref>
 
:Đoạn trên đã review ở đây [https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Wikipedia:Yêu_cầu_kiểm_định_tài_khoản/Humuno&diff=63142133&oldid=63082275&diffmode=source] và đã được đưa vào bài ở đây [https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Pháp_thuộc&type=revision&diff=63142182&oldid=63036669&diffmode=source] -[[Thành viên:Tttrung|Trần Thế Trung]]<sup>[[Thảo luận Thành viên:Tttrung|thảo luận]]</sup> 14:26, ngày 9 tháng 8 năm 2020 (UTC)
 
[[Thuốc phiện]] là mặt hàng được Pháp công khai buôn bán, khuyến khích người Việt sử dụng chứ không bị cấm như ở chính quốc. Lợi nhuận từ thuốc phiện đã đóng góp tới 25% vào ngân sách của Pháp ở Đông Dương. Tổng ngân sách năm 1905 là 32 triệu đồng Đông Dương, trong số này nguồn thu từ độc quyền bán thuốc phiện là 8,1 triệu. Tính đến năm 1900 thì lợi nhuận Pháp thu được từ thuốc phiện đạt hơn phân nửa số tiền thu nhập của toàn Liên bang Đông Dương.<ref>[http://www.asiapacificms.com/papers/pdf/gt_opium_trade.pdf Golden Triangle Opium Trade, an Overview], Bertil Lintner, 2000.</ref>
Hàng 138 ⟶ 140:
 
Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng loạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên. Trước đó, các nhà truyền giáo đã đi tiên phong lên vùng đất còn hoang sơ và chất phác này. Năm 1888, một người Pháp gốc đảo [[Corse]] tên là [[Marie-Charles David de Mayréna|Mayréna]] sang Đông Dương, chọn [[Đắk Tô|Dakto]] làm vùng đất cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số. Ông thành lập [[Vương quốc Sedang]] có Quốc kỳ và phát hành giấy bạc, có cấp chức riêng và tự mình lập làm vua xưng là Marie đệ Nhất. Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayréna về [[châu Âu]] vận động xin viện trợ từ các cường quốc Tây phương, chính phủ Pháp đã đưa [[công sứ]] Quy Nhơn F. Guiomar (1889 - 1890) lên tiếp thu. Mayréna trên đường trở lại Đông Dương khi quá cảnh [[Singapore|Tân Gia Ba]] thì bị nhà chức trách giữ lại. Chính phủ Pháp cũng ra lệnh cấm Mayréna nhập cảnh. Mayréna mất không lâu sau đó ở Mã Lai. Vùng Tây Nguyên kể từ năm [[1889]] được đặt dưới quyền quản lý của Công sứ Quy Nhơn và vương quốc Sedang cũng bị giải tán.<ref name="Chi">Lê Đình Chi. ''Người Thượng Miền Nam Việt Nam''. Gardena, CA: Văn Mới, 2006. tr 401-449</ref>
 
===Chính trị===
Năm 1891, bác sĩ [[Alexandre Yersin]] mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra [[Cao nguyên Lâm Viên|Cao nguyên Lang Biang]]. Ông đã đề nghị với Chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố nghỉ mát tại đây. Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này. Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát của [[Nhà Nguyễn|Triều đình Huế]]. Vì vậy, ngày 16 tháng 10 năm 1898, Khâm sứ Trung Kỳ là [[Léon Jules Pol Boulloche]] (1898 - 1900) đề nghị [[Viện cơ mật (Huế)|Cơ mật Viện]] triều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung Kỳ. Năm 1898, khi vương quốc Sedang bị giải tán thì ngay năm sau (tức 1899), thực dân Pháp buộc vua [[Đồng Khánh]] ban dụ ngày 16 Tháng 10<ref name="Chi"/> trao cho họ Tây Nguyên để họ có toàn quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị các dân tộc thiểu số ở đây. Triều đình Huế chỉ giữ việc bổ nhiệm một viên quan Quản đạo có tính cách tượng trưng. Năm 1900, [[Toàn quyền Đông Dương|Toàn quyền]] [[Paul Doumer]] đích thân thị sát [[Đà Lạt]] và quyết định chọn Đà Lạt làm thành phố nghỉ mát, bắt đầu sự can thiệp trực tiếp trên cao nguyên.
Quay lại trang “Pháp thuộc”.