Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thái độ trung lập”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã thay đổi mức khóa của “Wikipedia:Thái độ trung lập” ([Sửa đổi=Chỉ cho phép các thành viên được xác nhận mở rộng và bảo quản viên] (vô thời hạn) [Di chuyển=Cấm mọi thành viên (trừ bảo quản viên)] (vô thời hạn))
Dòng 67:
===<span id="DUE" ></span><span id="UNDUE" ></span><span id="WEIGHT" ></span>Nhấn mạnh quá mức===
{{Shortcut|WP:NHANMANH|WP:QUAMUC}}
Bài viết cần trình bày tất cả các quan điểm quan trọng đã được xuất bản bởi một [[Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được|nguồn đáng tin cậy]], và nên trình bày tỷ lệ với mức độ nổi trội của mỗi quan điểm. '''Đây là một đánh giá quan trọng:''' Trong những bài viết so sánh các quan điểm, các quan điểm thiểu số hơn không nên được miêu tả ''nhiều bằng'' hoặc chi tếttiết bằng các quan điểm phổ biến hơn, và các bài này thường không nhắc đến các quan điểm quá thiểu số. Ví dụ, bài về [[Trái Đất]] không nhắc đến các ủng hộ thời hiện đại cho khái niệm [[Trái đất phẳng]], một quan điểm của một nhóm rõ ràng là thiểu số.
 
Ta không nên cố trình bày tranh cãi theo kiểu một quan điểm của thiểu số xứng đáng được chú ý ngang với một quan điểm đa số. Các quan điểm của thiểu số quá nhỏ không nên được nhắc đến, ngoại trừ trong chính các bài dành riêng cho các quan điểm này. Việc nhấn mạnh quá mức một quan điểm không quan trọng lắm, hoặc nói đến một quan điểm quá thiểu số, có thể làm người đọc hiểu nhầm về cuộc tranh cãi. Wikipedia hướng đến việc thể hiện các quan điểm đối lập nhau theo tỷ lệ thuận với mức độ đại diện của chúng trong cộng đồng các chuyên gia trong ngành, hoặc trong các bên liên quan. Điều này không chỉ áp dụng cho nội dung văn bản trong bài mà còn cho các hình ảnh, liên kết ngoài, thể loại, và các nội dung khác nữa.