Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dương Tam Kha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 83:
Năm [[953]], Dương Tam Kha cùng gia quyến và thuộc hạ tiếp tục đi xuống phía Nam để khai khẩn vùng đất mới, [[Giao Thủy]] ([[Nam Định]]).<!--TẠM THỜI CHE VÌ THIẾU NGUỒN CHÚ THÍCH. Tại đây, ông đổi tên thành Dương Tùng Khê.--> Tại đây, ông đã đổi tên là Dương Tùng Khuê. Ông còn khuyến khích việc khai khẩn đất hoang ở [[Cổ Lễ]] hay còn gọi là Cổ Lĩnh (nay thuộc huyện [[Trực Ninh]], [[Nam Định]]), lập ra các làng trại là Tùng Khê, Trúc Khê, Lệ Khê, Lộ Khê và Nga Khê. Ông đã dạy dân canh tác, đắp đê phòng lụt, khai khẩn sông ngòi, làm thủy lợi, tạo điều kiện cho nhân dân sản xuất. Năm [[980]], ông trở về quê cũ làng Giàng ([[Dương Xá]], [[Thiệu Hoá]], [[Thanh Hoá]]) và mất tại đây. Sau khi ông mất, dân làng đã lập đền thờ tôn ông làm “Dương cảnh phúc thần”.<ref>Theo thần phả họ Dương.</ref>
 
Ông chính là cha của hoàng hậu [[Dương Vân Nga]] và ông ngoại của [[Đinh Phế Đế]] và ông còn sống tới lúc gả bà cho [[Đinh Bộ Lĩnh]] năm [[966]].
 
==Nhận định==
Sử gia [[Lê Văn Hưu]] viết trong ''[[Đại Việt Sử ký Toàn thư]]'':
{{Cquote|
''Đuổi con vua để tự lập làm vua, đó là tội lớn đối với nước, còn như việc nhận con của vua làm con nuôi của mình và ban cho cả thực ấp nữa, thì đấy chỉ là ơn riêng đối với một nhà. Dương Tam Kha dám đuổi [[Ngô Xương Ngập]] để tranh đoạt ngôi vua, đó là bề tôi phản nghịch, theo nghĩa thì quyết không thể tha tội chết. Vậy mà, [[Hậu Ngô Vương]] [chỉ [[Ngô Xương Văn]], em của Ngô Xương Ngập] không trị tội, còn ban ơn riêng để nuôi dưỡng chứ không nỡ gia hình, lại ban cho cả thực ấp nữa, thế thì há chẳng phải là lầm to rồi hay sao?''