Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trúc Hồ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thanhnds (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎Sự nghiệp âm nhạc: check vài liên kết
Dòng 22:
Cho đến nay, ông đã sáng tác gần 100 ca khúc, đều đặn cho các chương trình ca nhạc của [[Trung tâm Asia]], trong đó nhiều bài nổi tiếng một thời như "Trái tim mùa đông", "Như vạt nắng", "Em đã quên một dòng sông"... Ông đặc biệt được chú ý bởi những ca khúc viết chung với nhạc sĩ [[Trầm Tử Thiêng]] và đã được dàn hợp ca của trung tâm Asia dàn dựng quy mô như: "Một ngày Việt Nam", "Việt Nam về trong nỗi nhớ", "Bước chân Việt Nam"...
 
Trúc Hồ lập gia đình năm [[1990]] với Nguyễn Khoa Diệu Quyên (trước kia cùng hoạt động trong cùng ca đoàn Huntington Beach tại nam California) và có hai con là Trương Ngọc La La và Trương Anh Lý Bạch. Diệu Quyên rất hoạt bát và thường xuất hiện trong những sinh hoạt cộng đồng. Ngày [[16 tháng 3]] năm [[2009]], Diệu Quyên được Hạ viện tiểu bang [[California]] vinh danh và trao giải thưởng "Phụ Nữ Xuất Sắc" vì là một nhà giáo dục gương mẫu và là một người nhiệt tình phục vụ cho cộng đồng.<ref>[http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=dade7dcfb143882ec598152ea752214e Hạ viện tiểu bang California trao giải thưởng "phụ nữ xuất sắc" cho cô Diệu-Quyên Nguyễn]</ref>{{Liên kết hỏng}} Hiện nay, nhạc của ông không được phép lưu hành tại Việt Nam, tuy nhiên vài bài nhạc của ông vẫn trình diễn trong nước như "Em đã quên một dòng sông" (ghi tên tác giả Hải Triều),<ref>[http://vnn.vietnamnet.vn/vanhoa/tintuc/2005/10/496857/ Ai là tác giả ca khúc "Em đã quên một dòng sông"?], Vietnamnet, 05/10/2005</ref> "Cơn mưa hạ" ghi là nhạc Hoa.
 
Ngoài sáng tác, ông còn là giám đốc âm nhạc của [[Trung tâm Asia]] từ năm 1990 cho đến tháng 11 năm 2016 và tổng giám đốc điều hành của [[Saigon Broadcasting Television Network|Đài truyền hình SBTN]] - đài [[truyền hình]] phát sóng 24/24 đầu tiên của [[người Việt hải ngoại]].
Dòng 29:
 
=== Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói ===
Ngày 14 tháng 10 năm 2012, Trúc Hồ qua đài SBTN và thư trên mạng kêu gọi đồng bào tham dự phong trào vận động cho nhân quyền. Mục đích là để phản đối việc chính quyền đã bỏ tù những ai "tranh đấu cho sự toàn vẹn lãnh thổ", và đấu tranh cho nhân quyền, đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải tôn trọng những quyền căn bản của người dân, đã được công nhận trong bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.<ref>[http://sbtn.net/D_1-2_2-66_4-65665/thu-ngo-gui-quy-dong-huong-va-khan-gia-cua-dai-sbtn.html Phong trào vận động nhân quyền cho Việt Nam: Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói] sbtn.net, 15.10.2012</ref>{{Liên kết hỏng}}
 
Ngày 10 tháng 12 năm 2012, phái đoàn của nhạc sĩ Trúc Hồ đã có mặt tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Genève, đúng vào ngày Quốc tế Nhân quyền để trao Thỉnh Nguyện Thư "Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói" với 125.000 chữ ký đến bà Laura Dupuy Lasserre, chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đây cũng là chặng cuối của cuộc vận động Nhân quyền lần này, kết thúc chiến dịch kéo dài gần hai tháng.<ref>[http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/million-hearts-one-voice-in-geneva-12112012154823.html TNT «Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói» đến Genève] rfa.org, 11.12.2012</ref>