Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến thuật biển người”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Chiến thuật biển người''' (Hán ngữ: '''人海战术''': '''Nhân hải chiến thuật''') là một chiến thuật [[quân sự]] mà trong đó, một bên dùng số lượng quân số áp đảo của mình tấn công ào ạt phía bên kia bằng cách đánh giáp lá cà, chấp nhận thương vong bởi lúc xung phong thì sẽ bị hoả lực của đối phương dễ dàng làm tiêu hao. Cách xung phong ào ạt, đông đảo như vậy có thể khiến đối phương sợ hãi nhưng có thể phải chịu hy sinh rất lớn. Do vậy chiến thuật này thường chỉ được áp dụng với những quân đội có quân số đông đảo nhưng thiếu vũ khí, phương tiện cơ giới, nhưđể cácchiến đấu như quân đội của cả 2 phe [[Phe Liên minh|Liên minh]] và [[Phe Hiệp Ước|Hiệp Ước]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]], quân[[Quốc dân Cách mệnh Quân]] cũng như [[Quân đội hoàng gia Nhật Bản|Quân đội Hoàng gia Nhật Bản]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], Liên quân Trung Quốc - Bắc Triều Tiên trong [[Chiến tranh Triều Tiên]], hoặc cảm tử quân Basij của [[Iran]] trong [[Chiến tranh Iraq-Iran]].
 
==Lịch sử==
Dòng 14:
Thường thì các làn sóng bộ binh sẽ phải băng qua một quãng đường gồm dày đặc [[dây kẽm gai]], [[mìn]], lại bị đạn pháo và súng máy đối phương bắn dữ dội vào đội hình, sau cùng còn phải đương đầu với quân địch có vị trí ẩn nấp và che chắn tốt. Với kiểu tấn công này, dù có đông tới đâu thì khi áp sát được chiến tuyến địch, bộ binh tấn công cũng đã thương vong gần hết và không có khả năng chọc thủng phòng tuyến địch, lúc này dù muốn rút lui cũng không được, tiến thoái lưỡng nan. Do đó, Chiến tranh thế giới thứ nhất có một đặc điểm nổi bật: thương vong của bộ binh rất cao nhưng chiến tuyến lại rất ổn định (có nơi chỉ xê dịch vài trăm mét trong suốt 4 năm). Để chiếm được vài mét đất, bên tấn công có khi phải tổn thất hàng ngàn người.
 
Cuối Thế chiến 1, do sự ra đời của xe tăng và một số trang bị mới (súng cối, súng máy hạng nhẹ, súng phun lửa), các nước bắt đầu từ bỏ dần chiến thuật này. Năm 1916, tướng Brusilov của Nga đã áp dụng chiến thuật mới, sử dụng các lực lượng xung kích ''(shock troop)'' gây bất ngờ cho quân đội Áo-Hung. Ông tự mình chọn ra 300 lính có kĩ năng, thành tích ưu việt nhất của quân đội Nga khi ấy. Ông tập hợp họ lại thành 1 đơn vị, ông huấn luyện họ sử dụng thành thạo được nhiều loại vũ khí khác nhau. Sau khi họ đã thành thạothục trong việc huấn luyện thì ông sẽ đưa họ ra chiến trường để tấn công vào các yếu điểm trong hệ thống phòng ngự của đối phương, từ đó tạo ra những lỗ hổng nơi phòng tuyến này và quân Nga cứ thế tràn lên chiếm lĩnh phòng tuyến. Chiến thuật này có thể được xem là một bước đột phá lớn so với chiến thuật biển người mà hầu hết các nước đều đang sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
 
Người Đức sớm học theo chiến thuật này và sau này áp dụng trên Mặt trận phía Tây (còn gọi là chiến thuật Hutier). Quân Đức đã áp dụng chiến thuật ''"[[Chiến thuật xâm nhập|xâm nhập]] và [[xung kích]]"'', họ tổ chức các đơn vị "Lực lượng Bão tố" (Storm trooper), các đơn vị này chia thành từng toán nhỏ. Họ được trang bị súng phun lửa Wex, lựu đạn Steil 1915, tiểu liên [[MP 18]], trung liên Madsen 1902 để đột phá các tuyến phòng ngự đối phương. Họ đã gây thiệt hại nặng cho quân Anh, Pháp trong [[Tổng tấn công Mùa xuân 1918]].
 
===Nội chiến Nga===
Dòng 55:
: ''Trong giai đoạn đầu tiến công, các lực lượng bộ binh thiện chiến nhẹ đã thực hiện các cuộc tấn công kiểu Trung Quốc, nói chung không được yểm trợ với bất kỳ loại vũ khí hạng nặng nào ngoài [[súng cối]]. Các cuộc tấn công đã chứng minh rằng binh sĩ Trung Quốc là những chiến binh có kỷ luật và được huấn luyện kỹ lưỡng, và đặc biệt lão luyện trong chiến đấu về đêm. Họ có tài về nghệ thuật ngụy trang. Các đội trinh sát rất thành công đáng kể trong việc phát hiện các vị trí của các lực lượng Liên Hiệp Quốc. Họ hoạch định các cuộc tấn công vào phía sau lưng của các lực lượng này, cắt đường rút lui và đường tiếp vận của quân địch, và rồi sau đó xung trận đánh vào mặt trước và bên sườn để kết thúc trận chiến. Họ cũng áp dụng một chiến thuật gọi là Hachi Shiki tạo thành một đội hình chữ V mà họ để cho quân địch di chuyển trong đó; hai cạnh của chữ V sau đó được khép lại quanh quân địch trong khi đó một lực lượng khác di chuyển phía dưới miệng chữ V để đón chặn bất cứ lực lượng nào cố giải vây cho đơn vị bị bao vây. Các chiến thuật như thế của Trung Hoa đã được sử dụng với những thành công to lớn tại Onjong, Unsan, và Ch'osan, nhưng chỉ thành công một phần tại Pakch'on và Ch'ongch'on.''
 
Sau năm 1953, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc không còn được thấy áp dụng chiến thuật này trong các cuộc xung đột với Liên Xô và Ấn Độ, bởi địa hình tác chiến không cho phép. Một ngoại lệ duy nhất là trong Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979, chiến thuật này đã được Trung Quốc áp dụng lại tại một số nơi, bất kể việc họ có ưu thế áp đảo về pháo binh và xe tăng so với Việt Nam. [[Quân đội Nhân dân Việt Nam|Quân đội Việt Nam]] với nhiều cựu binh dày dạn kinh nghiệm từ thời Chiến tranh Việt Nam đã gây ra mức thương vong khá cao cho Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải xem xét lại học thuyết quân sự và từ bỏ chiến thuật biển người trong các cuộc chiến sau này.
 
==Xem thêm==