Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồ gốm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 83:
* Tạo đai là sự ghép bằng tay hoặc bằng máy một dải màu vào cạnh của một tấm hoặc cốc. Còn được gọi là "lót", thao tác này thường được thực hiện trên bàn xoay thợ gốm.
* [[Đồ gốm vân mã não]] được đặt tên theo sự tương đồng với khoáng vật thạch anh [[Agat|mã não]] có các dải hoặc các lớp màu (vân màu) được pha trộn với nhau. Đồ gốm vân mã não được tạo ra bằng cách trộn các mảng màu khác nhau lại với nhau nhưng không trộn lẫn chúng đến mức chúng mất đi bản sắc riêng. Các đồ gốm này có bề ngoài giống như có gân hoặc lốm đốm. Thuật ngữ "đồ gốm vân mã não" được sử dụng để mô tả các sản phẩm như vậy ở Vương quốc Anh; ở Nhật Bản thuật ngữ " ''neriage'' " được sử dụng và ở Trung Quốc, nơi những thứ như vậy đã được tạo ra từ ít nhất là thời [[nhà Đường]], chúng được gọi là đồ gốm [[đá hoa|đại lý thạch]] (大理石陶器, đại lý thạch đào khí, tức đồ gốm [[đá hoa|cẩm thạch]]). Cần hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn các loại đất sét được sử dụng để làm đồ gốm vân mã não vì các loại đất sét được sử dụng phải có các đặc điểm chuyển động nhiệt phù hợp.
[[Tập tin:urn.jpg|nhỏ|Một cái hũ [[Armenia]] cổ đại.]]
* Bao áo: Đó là [[nước áo]] được dùng để che phủ bề mặt đồ gốm, thường là trước khi nung. Mục đích của nó thường mang tính trang trí mặc dù nó cũng có thể được dùng để che lấp các đặc trưng không mong muốn của lớp đất sét mà nó che phủ. Nước áo có thể che bằng cách sơn hay nhúng vật vào trong nó để tạo ra một lớp che phủ đồng nhất và nhẵn mịn. Bao áo được các thợ gốm sử dụng từ thời tiền sử tới nay và đôi khi được kết hợp với kỹ thuật trang trí [[xước mặt (đồ gốm)|xước mặt]] (sgraffito), trong đó một lớp bao áo được cào xước để làm lộ ra màu của lớp đất sét nằm dưới. Với sự cẩn thận và tỉ mỉ có thể quét lớp bao áo thứ hai với màu khác biệt lên trên lớp bao áo thứ nhất và rạch để làm lộ ra màu của lớp bao áo nằm dưới. Các bao áo sử dụng theo cách này thường chứa một lượng đáng kể [[silica]], đôi khi gần bằng thành phần của [[men gốm]].
* Vẽ vàng: Trang trí bằng vẽ vàng được sử dụng đối với một số đồ gốm chất lượng cao. Có một số phương pháp vẽ vàng được áp dụng, bao gồm:
# ''Vàng ròng'' (Best gold, Thuần kim) – huyền phù của bột [[vàng]] trong [[tinh dầu]] trộn với chất trợ dung và muối [[thủy ngân]] tăng cường. Huyền phù này có thể gắn vào đồ gốm bằng các kỹ thuật quét sơn. Sau khi lấy ra khỏi lò nung thì trang trí xỉn màu và cần được miết bóng để làm sáng màu.
# ''Vàng axit'' (Acid gold, Toan kim) – Một hình thức trang trí vàng được phát triển đầu thập niên 1860 tại nhà máy của [[Mintons|Mintons Ltd]] ở [[Stoke-on-Trent]], [[Staffordshire]], [[Anh|Anh quốc]]. Bề mặt tráng men được khắc bằng [[axit flohydric]] loãng trước khi đắp vàng. Quy trình này đòi hỏi kỹ năng cao và chỉ được sử dụng để trang trí những đồ gốm phẩm cấp cao nhất.
# ''Vàng sáng'' (Bright gold, Lượng kim) – Bao gồm một dung dịch của vàng sulpho-resinat hay vàng thiolat cùng với các sulpho-resinat/thiolat của các kim loại khác ([[bitmut]], [[crom]], [[vanadi]], [[rhodi]] v.v.) và một chất trợ dung. Tên gọi này bắt nguồn từ bề ngoài của lớp trang trí ngay sau khi lấy ra khỏi lò nung, do nó không cần phải miết bóng để làm sáng màu.
# ''Vàng màu nhạt'' (Mussel gold, Đạm thái kim) – Một phương pháp cũ trong trang trí vàng. Nó được thực hiện bằng cách cọ sát vàng lá, đường và muối cùng nhau bằng một công cụ của nghề gốm, sau đó đem rửa để loại bỏ các chất tan trong nước.
 
===Men gốm===
{{Main|Men gốm}}
[[Tập tin:001117 15-44-2002-To-grupper-rosa-Qajar-Fliser2.jpg|nhỏ|Hai khối gạch ốp lát là [[đồ đất nung]] được trang trí bằng [[men gốm|men]] nhiều màu trên nền men trắng, [[Iran]], nửa đầu thế kỷ 19.]]
Men là lớp che phủ thủy tinh trên đồ gốm, mục đích chủ yếu là trang trí và bảo vệ. Một sử dụng quan trọng của men là làm cho các đồ chứa bằng gốm xốp trở thành không thấm đối với nước và các chất lỏng khác. Men có thể đắp vào bằng cách rắc bột men mịn chưa nung lên trên bề mặt đồ gốm hoặc bằng cách phun, nhúng, quét, chải một lớp vữa mỏng bao gồm men chưa nung và nước. Màu của men sau khi nung có thể khác biệt đáng kể so với màu trước khi nung. Để ngăn không cho đồ gốm tráng men dính vào lò khi nung, hoặc là một phần nhỏ của đồ vật đem nung (như chân đế) không được tráng men hoặc là các "''cựa''" chịu lửa đặc biệt được sử dụng làm giá kê. Chúng sẽ được gỡ ra và loại bỏ sau khi nung.
 
Một số kỹ thuật tráng men chuyên dụng bao gồm:
* [[Đồ gốm men muối|Tráng men muối]], trong đó [[muối ăn]] được cho vào lò nung trong quá trình nung. Nhiệt độ cao làm cho muối bốc hơi và lắng đọng lại trên bề mặt đồ gốm để phản ứng với các khoáng chất trong thân gốm tạo ra men natri nhôm silicat. Trong thế kỷ 17 và 18, tráng men muối được sử dụng trong sản xuất đồ gốm gia dụng. Hiện nay, ngoại trừ việc sử dụng tại một số xưởng của các nghệ nhân gốm thì quy trình này đã lỗi thời. Ứng dụng quy mô lớn cuối cùng trước khi lụi tàn khi đối diện với các hạn chế về môi trường là trong sản xuất các [[cống rãnh vệ sinh|đường ống nước thải]] tráng men muối.<ref>H. G. Schurecht, 1923. [https://ceramics.onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1151-2916.1923.tb19929.x Clay Sewer Pipe Manufacture. Part II – The Effect Of Variable Alumina, Silica And Iron Oxide In Clays On Some Properties Of Salt Glazes]. ''The Journal of the American Ceramic Society.'' 6(6): 717–29. {{doi|10.1111/j.1151-2916.1923.tb19929.x}}</ref><ref>Arthur Dodd & David Murfin, 1994. "Dictionary Of Ceramics". Ấn bản lần 3. ''The Institute Of Minerals''.</ref>
* [[Men tro|Tráng men tro]] – Tro thu được từ đốt cháy thực vật đã được sử dụng làm thành phần trợ dung của men. Nguồn cung cấp tro nói chung là phế thải từ đốt cháy nhiên liệu của lò nung, mặc dù tiềm năng của tro có nguồn gốc từ các phế thải cây trồng cũng được nghiên cứu.<ref>C. Metcalfe, 2003. "Ash Glaze Research". ''Ceramic Review'' 202: 48–50.</ref><ref>Metcalfe Carol, 2008. [https://sure.sunderland.ac.uk/id/eprint/3657/1/cmetcalfe_thesis.pdf New Ash Glazes from Arable Crop Waste: Exploring the use of straw from ''Pisum sativum'' (Combining Pea) and ''Vicia faba'' (Field Bean)]. Luận án tiến sĩ. Đại học Sunderland.</ref> Các loại men tro được quan tâm trong lịch sử tại Viễn Đông, mặc dù có các báo cáo về việc sử dụng quy mô nhỏ tại một số nơi khác như trong [[đồ gốm thung lũng Catawba]] ở Hoa Kỳ đầu thế kỷ 19. Hiện nay chúng chỉ được một lượng nhỏ các nghệ nhân gốm sử dụng, những người đánh giá cao tính không thể đoán trước sinh ra từ bản chất hay thay đổi của nguyên vật liệu thô đầu vào.<ref>Y. -S. Han, B. -H. Lee, 2004. [https://www.jkcs.or.kr/journal/view.php?number=5748 Glaze From Wood Ashes And Their Colour Characteristics]. ''Korean Ceramic Society'' 41(2): 158. {{doi|10.4191/kcers.2004.41.2.158}}</ref>
* [[Trang trí dưới men]] (Vẽ trong, vẽ dưới men hay màu dưới men, theo cách của nhiều loại [[gốm hoa lam]]) là một phương pháp trang trí đồ gốm, trong đó vật liệu dùng để trang trí được gắn vào bề mặt trước khi tráng một lớp men trong suốt rồi đem nung. Trang trí dưới men có thể quét bằng chổi vẽ, bình xịt hoặc bằng cách rót nước trang trí dưới men vào trong khuôn để che phủ phần bên trong và tạo ra hiệu ứng cuộn xoáy, sau đó khuôn được đổ đầy nước áo.
* [[Trang trí trong men]] (Màu trong men) là một phương pháp trang trí đồ gốm, trong đó vật liệu dùng để trang trí được gắn vào bề mặt men trước khi nung tráng men sao cho nó chảy lẫn vào trong men trong quá trình nung.<ref name="Ward2008">{{cite book | author=Gerald W. R. Ward | title=The Grove Encyclopedia of Materials and Techniques in Art | url=https://books.google.com/books?id=mkJfbdTS--UC&pg=PA710 | year=2008 | publisher=Oxford University Press | isbn=978-0-19-531391-8 | pages=710}}</ref><ref>Lane Arthur, 1948. ''French Faïence'', Faber & Faber, 1.</ref>
* [[Trang trí trên men]] (Vẽ ngoài, vẽ ngoài men hay màu trên men) là một phương pháp trang trí đồ gốm, chủ yếu là đối với [[sứ|đồ sứ]], trong đó lớp vật liệu trang trí màu sắc được gắn vào bề mặt đã tráng [[men gốm|men]] và đã nung lần thứ nhất để sau đó được cố định trong lần nung thứ hai ở nhiệt độ thấp hơn, thường là trong các lò buồng kín.
* [[Men thủy tinh]] (men sứ, pháp lang, đường từ).
 
==Xem thêm==