Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồ gốm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 103:
* [[Trang trí trên men]] (Vẽ ngoài, vẽ ngoài men hay màu trên men) là một phương pháp trang trí đồ gốm, chủ yếu là đối với [[sứ|đồ sứ]], trong đó lớp vật liệu trang trí màu sắc được gắn vào bề mặt đã tráng [[men gốm|men]] và đã nung lần thứ nhất để sau đó được cố định trong lần nung thứ hai ở nhiệt độ thấp hơn, thường là trong các lò buồng kín.
* [[Men thủy tinh]] (men sứ, pháp lang, đường từ).
 
==Nung gốm==
[[Tập tin:Pottery firing Mali.jpg|nhỏ|Gò nung đồ gốm tại [[Kalabougou]], [[Mali]]. Tất cả các loại đồ gốm sớm nhất được nung trong các hố nung tương tự như thế này.]]
[[Tập tin:Bardon mill kiln.jpg|nhỏ|Một lò nung tại xưởng gốm ở [[Bardon Mill]], Vương quốc Anh.]]
Nung tạo ra các thay đổi không thể đảo ngược trong thân gốm. Chỉ sau khi nung thì ddoofvaatj hay vật liệu mới được gọi là gốm. Trong gốm thấp lửa thì các thay đổi bao gồm [[thiêu kết]], là sự hợp nhất cùng nhau của các hạt thô hơn trong thân gốm tại các điểm tiếp xúc của chúng với nhau. Trong trường hợp của sứ, trong đó các vật liệu khác nhau và nhiệt độ nung cao được sử dụng, các tính chất vật lý, hóa học và khoáng vật học của các thành phần hợp thành trong thân gốm bị biến đổi mạnh. Trong mọi trường hợp thì lý do đem nung là để làm cứng vĩnh cửu các đồ vật tạo ra, và chế độ nung phải thích hợp với các vật liệu được sử dụng để làm ra chúng. Như một chỉ dẫn thô sơ thì các đồ đất nung hiện đại thông thường được nung ở khoảng nhiệt độ từ {{convert|1000|C|F}} đến {{convert|1200|C|F}}; đồ sành từ khoảng {{convert|1100|C|F}} đến {{convert|1300|C|F}}; và đồ sứ từ khoảng {{convert|1200|C|F}} đến {{convert|1400|C|F}}. Trong quá khứ, đạt được các nhiệt độ cao là một thách thức lâu dài, và đồ đất nung có thể chỉ được nung ở nhiệt độ thấp tới {{convert|600|C|F}}, đạt được trong các [[đồ gốm nung hố|hố nung]] nguyên thủy.
 
Nung đồ gốm có thể được thực hiện theo một số phương pháp, với [[lò nung]] là phương pháp nung thông thường nhất. Cả nhiệt độ nung tối đa lẫn thời gian nung đều ảnh hưởng tới các đặc trưng cuối cùng của sản phẩm gốm. Vì thế, nhiệt độ tối đa bên trong lò nung thường được duy trì là một hằng số trong một khoảng thời gian để làm cho đồ đem nung ''ngấm'' nhằm tạo ra độ chín theo yêu cầu trong thân gốm.
 
Khí bên trong lò nung trong quá trình nung cũng có thể ảnh hưởng tới bề ngoài của đồ gốm thành phẩm. Môi trường oxi hóa, sinh ra từ sự cung cấp dư thừa không khí vào lò, có thể gây ra sự oxi hóa đất sét và men. Môi trường khử, sinh ra từ sự hạn chế không khí vào lò hoặc do đốt than thay vì đốt củi, có thể tước đoạt [[oxy]] từ bề mặt đất sét và men. Điều này có thể ảnh hưởng tới bề ngoài của đồ gốm đem nung và một số loại men chứa các khoáng vật giàu [[sắt]]trở thành màu nâu trong môi trường oxi hóa nhưng lại có màu xanh lục trong môi trường khử. Môi trường khí bên trong lò nung có thể điều chỉnh để tạo ra các hiệu ứng phức tạp trong lớp men.
 
Các lò nung có thể được cấp nhiệt bằng đốt [[gỗ|củi]], [[than]], [[khí thiên nhiên]], [[khí hóa lỏng]] hay bằng [[điện]]. Khi sử dụng làm nhiên liệu, than và củi có thể sinh ra khói, mồ hóng, tro trong lò nung, gây ảnh hưởng tới bề ngoài của các đồ nung không được che chắn, bảo vệ. Vì lý do này, các đồ nung trong là đốt củi hay lò đốt than thường được đặt bên trong các [[sạp nung gốm]] hoặc các hộp gốm để bảo vệ chúng. Các lò nung hiện đại đốt khí ga hay lò điện là sạch sẽ hơn và dễ kiểm soát hơn so với các lò củi hay lò than kiểu cũ và thường rút ngắn được thời gian nung. Trong mô phỏng phương Tây của kỹ thuật nung [[gốm Raku]] truyền thống của [[Nhật Bản]] thì các đồ gốm được đưa ra khỏi lò nung khi còn nóng đỏ và được bao phủ trong tro, giấy hay dăm gỗ để tạo ra bề ngoài [[thấm cacbon|cacbon hóa]] khác biệt. Kỹ thuật này cũng được sử dụng tại [[Malaysia]] trong việc tạo ra ''labu sayong'' (bình đựng nước hình bầu hồ lô) truyền thống.<ref>{{cite web | url=http://www.brothers-handmade.com/potteryhistory.html | title=History of Pottery | publisher=Brothers-handmade.com | date= | accessdate=2010-09-04 | url-status= | archiveurl=https://web.archive.org/web/20130601232455/http://www.brothers-handmade.com/potteryhistory.html | archivedate=2013-06-01 | df=}}</ref><ref>{{cite web | author=Malaxi Teams | url=http://www.malaxi.com/perak/labu_sayong.html | title=Labu Sayong, Perak | publisher=Malaxi.com | date= | accessdate=2010-09-04 | url-status= | archiveurl=https://web.archive.org/web/20121104011251/http://www.malaxi.com/perak/labu_sayong.html | archivedate=2012-11-04 | df=}}</ref>
 
Tại [[Mali]], các gò nung gốm được sử dụng thay cho các lò xây bằng gạch hay đá. Những chiếc bình chưa nung, theo phong tục đầu tiên sẽ được những người phụ nữ và thanh nữ trong làng mang đến nơi sẽ dựng gò nung. Nền của gò nung được làm bằng cách đặt các thanh củi trên mặt đất, sau đó:
{{blockquote|[...]những chiếc bình được đặt trên và giữa các thanh củi, sau đó cỏ được chất thành đống cao để làm thành gò nung. Mặc dù gò nung xếp nhiều bình của nhiều phụ nữ, những người có quan hệ họ hàng thông qua dòng họ đằng chồng, nhưng mỗi phụ nữ phải chịu trách nhiệm về những cái bình của chính mình hoặc của chính gia đình mình trong gò.
 
Khi một gò nung hoàn thành và mặt đất xung quanh đã được quét sạch các vật liệu dễ cháy còn sót lại thì một người thợ gốm cao tay nghề thắp lửa. Một nắm cỏ được châm lửa và người phụ nữ chạy vòng quanh gò nung để chạm ngọn đuốc đang cháy vào đám cỏ khô. Một số gò nung vẫn được xây dựng khi những gò nung khác đã được đốt cháy.<ref>{{cite journal | last=Goldner | first=Janet | title=The women of Kalabougou | journal=African Arts | date=Spring 2007 | volume=40 | issue=1 | pages=74–79 | doi=10.1162/afar.2007.40.1.74}}</ref>}}
 
==Xem thêm==