Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Viện Quý tộc (Nhật Bản)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Quý tộc viện''' là một trong hai viện lập pháp của Quốc hội Nhật Bản, hoạt động từ 1889 đến 1945 dưới thể chế Đế qu…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 20:11, ngày 11 tháng 8 năm 2020

Quý tộc viện là một trong hai viện lập pháp của Quốc hội Nhật Bản, hoạt động từ 1889 đến 1945 dưới thể chế Đế quốc Nhật Bản.

Trước thời Minh trị, triều đình Nhật Bản theo thế chế quân chủ chuyên chế nhưng trước cao trào duy tân và tân học Tây phương, vua Minh Trị ra lệnh xóa bỏ hệ thống phiên chúa phiên ( han?) năm 1871 mà lập phủ huyện. Năm 1881 chính phủ cho lập chính phủ lập hiến và đến năm 1889 thì soạn xong Hiến pháp Minh Trị.[1]

Triều đình xuống chiếu lâp hội đồng phủ huyện từ năm 1880 như một cách sửa soạn quốc dân dần tiến lên bầu cử Quốc hội. Chiếu theo Hiến pháp thì Quốc hội có hạ viện tức Chúng nghị viện và thượng viện tức Quý tộc viện.

Giới quý tộc ở Nhật Bản vào theo thống kê năm 1898 là 4.551 người gồm hoàng tộc cùng năm tước: công, hầu, , tửnam. Quý tộc viện là cơ quan lập pháp dành riêng cho nhóm này. Những người có chân trong Quý tộc viện thuộc ba hạng:[2]

  1. hạng kế thừ cha truyền con nối của hoàng tộc và các công tước,
  2. hạng bảo cử nhiệm kỳ bảy năm rút từ bốn tước còn lại: hầu, , tửnam
  3. hạng bổ nhiệm với nhiệm kỳ bảy năm do thiên hoàng chọn từ danh sách những người giàu có đóng thuế cao nhất ở mỗi địa phương.

Vào đầu thế kỷ 20, Qyý tộc viện có 328 ghế so với Chúng nghị viện 376 ghế.[3]

  1. ^ Clement, Ernest W. A Handbook of Modern Japan. Detroit, MI: A C McClurg & Co, 1904. Tr 112-114
  2. ^ Clement, Ernest W. A Handbook of Modern Japan. Detroit, MI: A C McClurg & Co, 1904. Tr 126-32
  3. ^ Clement, Ernest W. A Handbook of Modern Japan. Detroit, MI: A C McClurg & Co, 1904. Tr 126-32