Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồ gốm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 21:
=== Đồ sành ===
[[Tập tin:Japan,_Muromachi_period_-_Storage_Jar-_Tamba_Ware_-_2002.66_-_Cleveland_Museum_of_Art.tif|nhỏ|Chum [[đồ sành|sành]] Nhật Bản thế kỷ 15, với một phần [[men tro|tráng men tro]].]]
Đồ sành là đồ gốm được nung trong lò nung ở nhiệt độ tương đối cao, từ khoảng 1.100&nbsp;°C đến 1.200&nbsp;°C, cứng hơn và không thấm đối với chất lỏng.<ref name="Cooper 2010, p. 54">Cooper (2010), p. 54</ref> Người Trung Quốc, những người đã phát triển đồ sành từ rất sớm, đã phân loại đồ sành cùng với đồ sứ là đồ gốm cao cấp. Ngược lại, đồ sành chỉ có thể được sản xuất ở châu Âu từ cuối thời trung cổ, vì các lò nung ở châu Âu kém hiệu quả hơn, và loại đất sét phù hợp cũng ít phổ biến hơn. Nó vẫn là một đặc sản của Đức cho đến thời Phục hưng.<ref>Crabtree Pamela (chủ biên). ''Medieval Archaeology'', Routledge Encyclopedias of the Middle Ages, 2013, Routledge, {{ISBN|1-135-58298-X}}, {{ISBN|9781135582982}}, [https://books.google.co.uk/books?id=mhqV-Of0DqgC&pg=PA326 google books]</ref>
 
Đồ sành rất cứng và hữu dụng, và phần lớn luôn luôn mang tính thực dụng dành cho nhà bếp hoặc để làm đồ đựng hơn là đồ đặt trên bàn. Nhưng đồ sành "mỹ nghệ" được coi trọng ở Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây, và tiếp tục được sản xuất. Nhiều loại hình đồ sành thực dụng cũng đã được đánh giá cao như một dạng đồ mỹ nghệ.