Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tỳ bà hành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 10:
 
== Nội dung ==
[[Tập tin:琵琶行圖.PNG|nhỏ|Tỳ bà hành đồ (琵琶行圖) của Quách Hủ đời nhà Minh]]
Tỳ bà hành có thể được chia ra làm ba đoạn. Từ đầu bài đến khúc ''"Thuyền mảng đông tây lặng im, không một tiếng nói; Chỉ thấy vầng trăng thu rọi sáng giữa sông"''<ref>'''Nguyên văn:'''
東船西舫悄無言,
Hàng 28 ⟶ 29:
'''Diễn Nôm:'''
"Nghe não nuột mấy dây bứt rứt,
Dường than niềm tấm tức bấy lâu."</ref> dây đàn âm thanh trầm thấp, dường như người chơi cố tình che giấu và kìm nén cảm xúc ngột ngạt bên trong của mình. Mỗi cái dây cung đều phát ra âm thanh sâu lắng và u uất, mọi âm thanh đều chứa đựng nỗi ai oán vô hạn. Những ca từ này sẽ mở đường cho việc mô tả trải nghiệm cuộc đời bất hạnh của nghệ nhân tỳ bà.

Bài thơ mở đầu bằng việc người con gái thử đàn, từng bước dẫn dắt người đọc hòa vào tình cảnh ưu mỹ của khúc nhạc. Kỹ xảo của nàng tinh xảo thần diệu, bằng hai câu ''"Hạ thấp lông mày cứ gảy cứ gảy mãi, giãi bày hết tâm sự vô cùng hạn"'',<ref>'''Nguyên văn:'''
低眉信手續續彈,
說盡心中無限事。
Hàng 39 ⟶ 42:
"Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông."</ref> giải thích hiệu ứng chuyển động của âm thanh và khiến mọi người say sưa trong bầu không khí nghệ thuật được tạo ra bởi âm thanh đàn tỳ bà.
[[Tập tin:CMOC Treasures of Ancient China exhibit - Pi Pa Xing in running script, top view.jpg|nhỏ|trái|Thư pháp ''Tỳ bà hành'' của Văn Trưng Minh theo lối hành thư (行書)]]
 
[[Tập tin:Bai Juyi.jpg|nhỏ|trái|Chân dung Bạch Cư Dị]]
Đoạn thứ hai bắt đầu từ ''"nàng trầm ngâm gỡ phím, cài vào giữa các dây đàn; sửa gọn xiêm áo lại, đứng dậy chỉnh vẻ mặt"'' và kết thúc ở ''"đến khuya bỗng mộng thấy lại thời trẻ trung; trong mộng thấy khóc nhoè má hồng phấn son"'', trong đó người nghệ nhân than vãn về những trải nghiệm cay đắng và nỗi bất hạnh hiện tại của mình. Đánh giá từ câu chuyện của người con gái, nàng đã từng là một nghệ nhân tài sắc vẹn toàn. Lúc tuổi còn trẻ, các công tử phú quý ở Ngũ Lăng tranh nhau tặng quà cho nàng. Vào thời điểm đó, nàng trên đầu đeo vành lược bạc, cành trâm vàng, dùng tay gõ nhịp khi hát và nhảy, thân trên tương ứng rung động, đồ trang sức có khi rơi xuống đất mà vỡ tan; hoặc mặc quần lụa màu huyết dụ, ngày ngày cùng các chàng trai trẻ vừa ăn vừa cười, để rượu đổ ra làm hoen ố quần áo, cũng không cảm thấy qua đáng tiếc. Xuân hoa thu nguyệt, ngày tốt cảnh đẹp, cứ như vậy mà trôi qua, năm này qua năm khác, nhưng vinh quang dễ qua đi, ngoại hình dễ già đi – một nghệ sĩ già và mờ nhạt chẳng còn thu hút được ai. ''"Thưa thớt đi ngựa xe"'' là một bức chân dung khắc họa những năm cuối đời của nhiều nghệ nhân ca múa, trong đó có người con gái chơi tỳ bà, dưới thời kỳ phong kiến. Vì vậy, cuối cùng mà nàng ''"cũng có tuổi rồi mới làm vợ người lái buôn"'' và ký thác phần còn lại của cuộc đời nàng vào người thương gia. Tuy nhiên, một nghệ nhân già đã đánh mất hoa dung nguyệt mạo há có thể trói buộc trái tim của một thương nhân coi trọng lợi nhuận và coi thường tình yêu. Kết quả là, "người lái buôn chỉ tham lợi, coi thường biệt ly", người đàn ông rời khỏi nhà để lo chuyện, để người phụ nữ ở lại một mình trong phòng khuê trống rỗng, một lần nữa trở thành kết thúc không thể tránh khỏi của họ. Nàng muốn kết hôn với ai đó để tìm một mái ấm và mong muốn được an ủi tâm hồn lại một lần nữa. Nhà thơ kết thúc phân đoạn này bằng ''"đến khuya bỗng mộng thấy lại thời trẻ trung; trong mộng thấy khóc nhoè má hồng phấn son"'', ban ngày nếu có chút suy nghĩ, về đêm sẽ mơ về cái đó. Cái gọi là "giấc mơ bất chợt" không phải là ngẫu nhiên. ''"Khóc trong mộng"'' cũng là sự tái hiện những cảm xúc hàng ngày. Nhớ lại những sự kiện cay đắng trong quá khứ, đối mặt với trải nghiệm đau đớn hiện tại, nàng không khỏi nước mắt tuôn đầy mặt, ''"ướt nhoè má hồng phấn son"''.