Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Các nhà nước Trung Quốc cổ đại”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 15:
Đến đời [[Tây Chu]], thành lập quan hệ chư hầu là lấy thân thích cùng quý tộc ban đất cai trị, với mục đích「''"Phong kiến thân thích lấy Phiên bình Chu"''; 封建亲戚以蕃屏周」<ref>《左传》僖公二十四年</ref>. Sách [[Tả truyện]] chép: 「''"Các quốc gia chia cho anh em 15 người, các nước mang họ Cơ có 40 người"''; 兄弟之国十有五人,姬姓之国者四十人」<ref>《左传》昭公二十八年</ref>, sau sự kiện [[Chu Công]] đông chinh thì liền tăng lên 53 nước chư hầu mang họ Cơ<ref>《荀子·儒效》谓“周公兼制天下,立七十一国,姬姓独居五十三人”</ref><ref name="ckh19"/>. Dưới chư hầu là các quan lại quý tộc, chia làm '''Khanh''' (卿) và '''Đại phu''' (大夫), cũng như chư hầu thì bọn họ cũng đều được phép ban đất ăn lộc của riêng mình. Bên cạnh đó, cũng có một dạng ''"chư hầu của chư hầu"'', tức những Lãnh chủ tuy cũng là [[Vua]] trên danh nghĩa nhưng lãnh thổ không đạt đến 50 km, được gọi là 「'''Phụ dung'''; 附庸」<ref>《禮記·王制》:公侯田方百里,伯七十里,子男五十里。不能五十里者,不合於天子,附於諸侯曰附庸。</ref>. Ví dụ này có [[Tần Phi Tử]].
 
Diện tích các quốc gia chư hầu không có quy định hoàn toàn nhất định, tùy vào hệ thống tước vị mà vị Vua của nước chư hầu ấy mang, gồm 5 tước vị được gọi là ['''Ngũ đẳng'''; 五等], ấy là '''[[Công tước|Công]]''' (公), '''[[Hầu tước|Hầu]]''' (侯), '''[[Bá tước|Bá]]''' (伯), '''[[Tử tước|Tử]]''' (子) và '''[[Nam tước|Nam]]''' (男). Quyền lợi của chư hầu và Thiên tử khác nhau thể hiện ở việc cúng tế - việc quan trọng đối với xã hội đương thời. Chỉ có Thiên tử được hiến tế trong nhà '''Tông miếu''' (宗廟) của gia đình mình trong thành, chư hầu không được hiến tế Tông miếu của Thiên tử, và Khanh cùng Đại phu lại không được hiến tế trong Tông miếu của chư hầu<ref>《礼记·郊特牲》</ref>. Chư hầu có riêng nhà Tông miếu trong thành của mình, giao cho [[Đích trưởng tử]] vị trí 「'''Tông tử'''; 宗子」, và chỉ ''"Chư hầu Tông tử"'' mới có quyền kế thừa tước vị và quyền lực của vị Vua chư hầu ấy sau khi người đó qua đời, những người con thứ khác (「'''[[Công tử]]'''; 公子」) được ban làm Khanh hoặc Đại phu, hưởng thực ấp như các quý tộc sĩ phu khác<ref>曾巩《公侯议》:“天子之嫡子继世以为天子,其别子皆为诸侯,诸侯之嫡子继世以为诸侯,其别子各为其国卿大夫。”</ref>. Trong vấn đề hiến tế, chỉ có Tông tử là được quyền lợi hiến tế trong Tông miếu, các con thứ trừ phi Tông tử không thể thực hiện thì mới có quyền thay mặt đảm đương. Thiên tử đối với chư hầu có địa vị to lớn là bảo ban cũng như can thiệp quân sự của các chư hầu, tương tự địa vị ''"Minh chỉchủ khống chế liên minh"'' theo cách hiểu của khối quân sự hiện đại, đổi lại các chư hầu có nghĩa vụ triều bái, thể hiện sự trung thành của quốc gia mà mình cai quản đối với Thiên tử<ref>Trương Tú Bình, Vương Hiểu Minh, sách đã dẫn, tr 28</ref><ref>Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 21</ref>.
 
=== Suy thoái và phục hồi ===