Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Browning M1918”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 28:
'''M1918 Browning Automatic Rifle''' là loại [[súng máy hạng nhẹ]] được quân đội [[Hoa Kỳ|Mỹ]] sử dụng rộng rãi trong [[Thế chiến 1]] (cuối cuộc chiến), [[Thế chiến 2]] và nhiều cuộc chiến khác nữa. Đây là một trong những sản phẩm được biết đến nhiều nhất của nhà thiết kế [[John Browning]]. Mặc dù tên của nó là "Browning Automatic Rifle" (Súng trường tự động Browning) nhưng trên thực tế nó là súng máy hạng nhẹ (trung liên). Browning Automatic Rifle được quân Mỹ gọi bằng cái tên khác ngắn gọn hơn là '''trung liên BAR''' (hay là '''trung liên M1918)'''. Khẩu BAR có nhiều biến thế khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất trong số chúng là 2 biến thể: M1918 BAR và M1918A2 BAR.
 
[[Quân đội Mỹ]] tham gia [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] từ năm [[1917]]. Một trong những hỏa lực bộ binh của họ là những khẩu súng máy sử dụng dây đạn trong quá trình tự động nạp đạn cho súng (như khẩu Colt - Vickers 1915 hay khẩu [[Browning M1917]]). [[JohnSúng Browning]]sử đãdụng tạohộp mộttiếp thiếtđạn kế20 mớiviên, Súngvề tựsau, độngsúng Browning.được Súnggắn sửthêm dụngmột hộpbộ tiếpgiá đạnsúng 20để viênbắn. Bất kỳ người lính nào khi sử dụng súng này đều có 2 tư thế bắn cơ bản, đó là bắn khi tì vai (bắn như súng trường, khi cần sự chính xác cao) và bắn từ hông (bắn như súng máy, khi cần áp chế hỏa lực địch với độ chính xác không cần quá cao). SúngCỡ sửđạn dụng.30-06 loạiSpringfield đạnmang lại uycho lựckhẩu rấtBAR sức mạnh đáng gờm. Khẩu súng được dùng để dọn dẹp các chiến hào trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến. Trong vòng 3 năm (từ 1915 đến 1917), cả hai phe tham chiến trong Thế chiến 1đạnphe [[Liên minh Trung tâm|Liên minh]] và phe [[Phe Hiệp Ước|Hiệp Ước]] lâm vào tình thế bế tắc trong chiến tranh hầm hào.30-06 SpringfieldNhững nênchiến loạihào đạndài nàynhiều đemcây lạisố sức mạnhnơi đáng gờmbinh cholính của cả hai bên nã đạn về phía đối phương bằng những khẩu súng máy nặng nề, kém cơ động. Khẩu BAR xuất hiện và có tác động không nhỏ tới cuộc chiến. Phe [[Phe Hiệp Ước|Hiệp Ước]] lúc này đã có hỏa lực mạnh và cơ động hơn.
 
Khẩu BAR được nhìn thấy sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường đó là ở trên tay các lính xung kích của Quân đội Mỹ vào thời điểm cuối [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] cùng với hai khẩu [[shotgun]] danh tiếng khác là [[Winchester Model 1897]] và [[Browning Auto-5]]. Khẩu BAR tạo ra sự khác biệt cho lính xung kích của [[Quân đội Mỹ]] so với các quân đội khác trong những tháng ngày cuối cùng của Thế Chiến I. Khẩu [[MP 18]] của người Đức cũng được thiết kế cho lực lượng lính xung kích của [[lục quân Đế quốc Đức]] (lực lượng Stormtrooper) vào những tháng ngày cuối cùng của cuộc chiến. Mặc dù MP 18 có tốc độ bắn ngang khẩu BAR, lượng đạn trong băng của MP 18 cũng nhiều hơn so với khẩu BAR (Khẩu MP 18 dùng băng đạn hình "ốc sên" của khẩu "Luger Artillery" với 32 viên.Trong khi đó, khẩu BAR thì lại sử dụng băng đạn thẳng 20 viên) nhưng khẩu MP 18 lại là [[súng tiểu liên]] dùng loại đạn [[9×19mm Parabellum|9×19mm]] của khẩu súng ngắn [[Luger P08]] nên tầm bắn, sơ tốc đầu đạn, sức sát thương của nó thua kém khẩu BAR rất nhiều lần. Khẩu BAR xuất hiện ở chiến trường châu Âu vào thời điểm chỉ còn khoảng 56 ngày nữa thì chiến tranh kết thúc nhưng khẩu BAR đóng vai trò đáng kể trong chiến thắng của quân đội Mỹ trong trận đánh Meuse-Argonne tàn khốc (Trận đánh này diễn ra từ ngày 26-9 đến ngày 11-11 năm 1918 tại rừng Argonne, vùng Đông Bắc nước Pháp). Trong trận đánh tàn khốc này, lính Đức đóng quân tại Argonne chỉ được trang bị súng trường bắn phát một Gewehr 98 chậm chạp và tiểu liên MP 18. Cả hai khẩu súng này đều thua kém khẩu BAR về mọi mặt nên chẳng có gì khó hiểu khi khẩu BAR giúp cho lính Mỹ dành thế thượng phong về hỏa lực trong suốt cả trận đánh này. Trận đánh tàn khốc này kết thúc vào ngày 11-11 năm 1918, cũng đúng là ngày mà Đức đồng ý thực hiện hiệp định đầu hàng vô điều kiện với phe Hiệp ước vào lúc 11 giờ trưa ngày hôm đó. Kết quả của trận đánh này là sự chiến thắng của quân đội Mỹ và phe Hiệp Ước. Nhưng cái giá phải trả không hề rẻ: 26,277 lính Mỹ vĩnh viễn nằm lại ở ven bờ sông Meuse và 95,786 lính Mỹ tàn phế sau chiến tranh. Còn thiệt hại phía Đức là 28,000 lính Đức vĩnh viễn nằm lại nơi này, 42,000 lính Đức tàn phế, 26,000 lính Đức bị quân đội Mỹ bắt sống.
 
Sau khi Thế Chiến 1 kết thúc thì khẩu BAR bị loại khỏi biên chế của quân đội Mỹ. Phải đến tận năm [[1938]] thì khẩu BAR mới được đưa vào trang bị trở lại trong biên chế của quân đội Mỹ với cái tên M1918A2 BAR. Trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] thì khẩu BAR được nhìn thấy sử dụng hết sức rộng rãi bởi bộ binh và lính dù Mỹ trên cả 2 chiến trường (mặc dù nó bị phê bình là hơi dài và nặng đối với lính dù Mỹ) là [[Chiến trường châu Âu (Thế chiến thứ hai)|chiến trường châu Âu]] và [[chiến trường Thái Bình Dương]] với vai trò là súng máy hạng nhẹ tiêu chuẩn cấp tiểu đội, chuyên dùng để yểm trợ hỏa lực hạng nhẹ cho bộ binh và lính dù Mỹ tấn công, tiêu diệt đối phương. Phiên bản M1918A2 BAR được sử dụng trong cuộc chiến này được gắn thêm chân chống hình chữ V (có thể duỗi ra và cụp lại) để giúp cho lính Mỹ có tư thế chiến đấu được an toàn và thoải mái hơn.