Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồ gốm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 164:
Tại Nhật Bản, [[thời kỳ Jōmon]] có lịch sử lâu đời về phát triển [[đồ gốm Jōmon]] với đặc trưng là các vết hằn của dây thừng trên mặt đồ gốm, được tạo ra bằng cách quấn/ép dây thừng vào khối đất sét trước khi nung. Đồ sành tráng men được tạo ra có lẽ từ thế kỷ 15 tại Trung Quốc. Một dạng [[đồ sứ Trung Hoa]] đã trở thành mặt hàng xuất khẩu đáng kể của Trung Quốc kể từ thời Đường (618–906) trở đi.<ref name="Cooper 2010, p. 54"/> Các thợ gốm Cao Ly/Triều Tiên đã làm đồ sứ có lẽ từ thế kỷ 14.<ref>Cooper (2010), p. 75</ref> Người Triều Tiên đã đem nghệ thuật làm đồ sứ sang Nhật Bản trong thế kỷ 17.<ref>Cooper (2010), tr. 79.</ref>
 
Trái với châu Âu, giới thượng lưu Trung Quốc sử dụng đồ gốm rộng khắp trên bàn ăn, vì các mục đích tôn giáo hay dùng để trang trí và các tiêu chuẩn đối với đồ gốm tinh xảo là rất cao. Từ [[nhà Tống|thời Tống]] (960–1279) trở đi trong vài thế kỷ thì giới thượng lưu ưa chuộng các đồ vật có màu trơn và tạo hình tinh xảo; trong thời kỳ này đồ sứ thật sự (theo định nghĩa châuphương ÂuTây) đã được hoàn thiện trong [[sứ Định]] (定瓷, Định từ) sản xuất tại [[lò gốm Định]] (定窯, Định diêu), mặc dù nó chỉ là một trong [[năm lò gốm danh tiếng]] (五大名窯, Ngũ đại danh diêu; bao gồm [[gốm Nhữ|lò gốm Nhữ]] tại Nhữ Châu (nay thuộc Bình Đỉnh Sơn, Hà Nam), [[gốm Quân|lò gốm Quân]] tại Vũ Châu (nay thuộc Hứa Xương, Hà Nam), [[gốm Quan|lò gốm Quan]] thời Bắc Tống tại Biện Kinh (nay là Khai Phong, Hà Nam) và thời Nam Tống tại Lâm An (nay là Hàng Châu, Chiết Giang), [[gốm Định|lò gốm Định]] tại Định Châu (nay là Khúc Dương, Bảo Định, Hà Bắc) và [[gốm Ca|lò gốm Ca]] tại Long Tuyền, Xử Châu (nay là Long Tuyền, Lệ Thủy, Chiết Giang).) trong thời Tống. Thể loại đồ gốm sứ cao lửa truyền thống Trung Hoa bao gồm cả các loại đồ sành như [[gốm Nhữ]], [[sứ xanh Long Tuyền]] (gốm men ngọc Long Tuyền) và [[gốm Quan]]. Các loại đồ gốm trang trí như [[gốm Từ Châu]] có địa vị thấp hơn, mặc dù chúng vẫn được chấp nhận dùng để làm [[gối]].
 
Sự xuất hiện của [[gốm hoa lam]] có lẽ là sản phẩm thời [[nhà Nguyên|Nguyên-Mông]] (1271–1368) được các nghệ nhân và thợ thủ công trên khắp đế quốc rộng lớn này phát tán. Cả thuốc màu [[Coban(II) oxit|coban]] được sử dụng để tạo màu xanh lam và phong cách vẽ trang trí dựa theo hoa lá cỏ cây, nguyên thủy được vay mượn từ thế giới Hồi giáo, nơi mà người Mông Cổ cũng đã chinh phục. Cùng lúc đó, [[đồ sứ Cảnh Đức Trấn]], được làm tại các xưởng gốm Hoàng gia, đã giữ vai trò chủ đạo không thể tranh cãi trong sản xuất và nó vẫn được duy trì cho đến nay. Phong cách trang trí tỉ mỉ, công phu, mới mẻ này đã được ưa chuộng tại triều đình, và dần dần người ta thêm nhiều màu sắc khác vào.