Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồ gốm men ngọc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 18:
'''Đồ gốm men ngọc''' là thuật ngữ để chỉ [[đồ gốm]] được [[men gốm|tráng men]] màu xanh lục nhạt của [[ngọc thạch|ngọc]], còn được biết đến như là '''đồ gốm men xanh'''. Men ngọc là từ để chỉ một loại men gốm trong suốt, thường với các vết rạn nhỏ, đầu tiên được sử dụng trên các loại đồ gốm màu xanh lục nhưng sau này cũng được sử dụng trên các loại đồ gốm sứ khác. Đồ gốm men ngọc bắt nguồn từ [[Trung Quốc]] và các lò đáng chú ý như [[Sứ xanh Long Tuyền|lò Long Tuyền]] ở tỉnh [[Chiết Giang]] là nổi tiếng vì màu men ngọc trên các sản phẩm của mình.<ref>{{cite web | url=http://www.gotheborg.com/glossary/data/celadon.shtml | title=Chinese Porcelain Glossary: Celadon | website=Gotheborg.com | date= | accessdate=2017-03-17}}</ref> Sản xuất đồ gốm men ngọc sau này lan rộng sang các khu vực khác tại [[Đông Á]], như tại [[Nhật Bản]] và [[Triều Tiên]]<ref>{{cite web | url=http://www.metmuseum.org/toah/hd/cela/hd_cela.htm | title=Goryeo Celadon &#124; Essay &#124; Heilbrunn Timeline of Art History &#124; The Metropolitan Museum of Art | website=Metmuseum.org | date= | accessdate=2017-03-17}}</ref> cũng như [[Đông Nam Á]] như tại [[Việt Nam]] và [[Thái Lan]]. Cuối cùng thì các lò gốm châu Âu cũng làm ra được một số sản phẩm gốm men ngọc, nhưng nó chưa bao giờ là sản phẩm gốm chủ yếu tại đây. Các sản phẩm tinh xảo nhất là [[đồ sứ]], nhưng cả màu và men ngọc đều có thể tạo ra trên các sản phẩm [[đồ sành|sành]] và [[đồ đất nung|đất nung]]. Phần lớn các đồ gốm men ngọc Long Tuyền thời kỳ đầu nằm trên ranh giới giữa đồ sành và đồ sứ theo định nghĩa phương Tây, nhưng được gọi chung tại Trung Hoa là đồ sứ.
 
Trong nhiều thế kỷ thì đồ gốm men ngọc được các triều đình Trung Hoa đánh giá cao, trước khi bị thay thế theo thị hiếu bằng các loại đồ gốm được trang trí, đặc biệt là [[gốm hoa lam]] trong [[nhà Nguyên|thời Nguyên]]. Sự tương đồng về màu sắc với ngọc, theo truyền thống là vật liệu được đánh giá rất cao tại Trung Quốc, là lý do chính trong sức hấp dẫn của nó. Đồ gốm men ngọc vẫn được tiếp tục sản xuất tại Trung Quốc ở quy mô nhỏ hơn, thường là với ý thức phục hồi các phong cách gốm cổ. Tại Triều Tiên đồ gốm men ngọc được sản xuất trong thời kỳ [[Cao Ly]] (918–1392) được coi là đồ sứ kinh điển của [[đồ sứ Triều Tiên]].
 
Màu men ngọc được sản xuất theo phương pháp cổ điển bằng cách nung một loại men có chứa ít [[ôxít sắt]] ở nhiệt độ cao trong lò [[môi trường khử|khử]]. Các vật liệu phải được tinh chế, vì các hóa chất khác có thể làm thay đổi hoàn toàn màu sắc. Quá ít oxit sắt tạo ra màu xanh lam (đôi khi là hiệu ứng mong muốn), và quá nhiều oxit sắt sẽ tạo ra màu nâu ôliu và cuối cùng là màu đen; lượng phù hợp là từ 0,75% đến 2,5%. Sự hiện diện của các hóa chất khác cũng có thể gây ra ảnh hưởng, như [[titan dioxit]] tạo ra vết màu hơi vàng.<ref name="Vainker, S.J. 1991, pp.53-55">Vainker S. J., 1991. ''Chinese Pottery and Porcelain''. British Museum Press, {{ISBN|9780714114705}}, tr. 53–55.</ref>