Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Toronto”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử: Dẫn link nội bộ Phong trào chủ quyền Quebec
Dòng 80:
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20, thành phố tiếp nhận các nhóm nhập cư mới, đặc biệt là người Đức, người Pháp, người Ý, và người Do Thái đến từ Đông Ấu. Tiếp nối ngay sau họ là những người Hoa, người Nga, người Ba Lan, và những người nhập cư Đông Âu khác. Giống như người Ireland đến từ trước, nhiều người nhập cư sống trong những khu vực tồi tàn đông đúc. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, song cho đến thập niên 1920, dân số và tầm quan trọng kinh tế của Toronto tại Canada vẫn đứng thứ hai sau [[Montréal]]. Tuy nhiên, đến năm 1934 thì [[sở giao dịch chứng khoán Toronto]] trở thành sở giao dịch chứng khoán lớn nhất toàn quốc.
 
Sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], những người tị nạn hậu quả chiến tranh từ châu Âu và Trung Quốc đến Toronto để tìm kiếm công việc, cũng như các lao động xây dựng, chủ yếu là từ Ý và Bồ Đào Nha. Sau khi bãi bỏ những chính sách nhập cư dựa trên chủng tộc vào cuối thập niên 1960, người nhập cư đến Toronto từ khắp nơi trên thế giới. Dân số Toronto tăng lên trên một triệu vào năm 1951 khi ngoại ô hóa quy mô lớn bắt đầu, và tăng gấp đôi lên hai triệu vào năm 1971. Đến thập niên 1980, Toronto vượt qua Montréal để trở thành thành phố đông dân nhất và trung tâm kinh tế chủ yếu của Canada. Trong thời gian này, một phần là do tính chất bất xác định chính trị do sự nổi lên của [[Trưng cầu dân ý độc lập Québec, 1995|phong trào chủ quyền Québec]], nhiều công ty quốc gia và đa quốc gia chuyển trụ sở chính của họ ra khỏi Montréal đến Toronto và các thành phố ở [[miền Tây Canada]].<ref>[http://www.findarticles.com/p/articles/mi_qa3683/is_200201/ai_n9069631/pg_1 Westward ho? The shifting geography of corporate power in Canada]{{dead link|date=February 2012}}, Journal of Canadian Studies (2002). Truy cập 2007-01-14.</ref>
 
Năm 1954, thành phố Toronto và 12 đô thị xung quanh liên hiệp thành một chính quyền khu vực được gọi là [[Metropolitan Toronto]].<ref>[http://www.e-laws.gov.on.ca/html/repealedstatutes/english/elaws_rep_statutes_90m62_e.htm Municipality of Metropolitan Toronto Act], Government of Ontario (2000). Truy cập 2006-12-29.</ref> Bùng nổ kinh tế hậu chiến dẫn đến phát triển ngoại ô nhanh chóng, và người ta cho là một chiến lược sử dụng đất phối hợp và chia sẻ các dịch vụ sẽ tạo ra hiệu quả lớn hơn cho khu vực. Chính quyền khu vực đô thị bắt đầu quản lý những dịch vụ vượt qua ranh giới các đô thị, trong đó có xa lộ, cảnh sát, nước và giao thông công cộng. Một nửa thế kỷ sau đại hỏa hoạn năm 1904, thành phố lại chịu tai họa khi [[bão Hazel]] đem theo gió mạnh và lũ quét. Trong khu vực Toronto có 81 người thiệt mạng và gần 1.900 gia đình bị mất nhà, bão gây thiệt hại kinh tế 25&nbsp;triệu $.<ref name=hurricane>[http://www.collectionscanada.gc.ca/sos/002028-3200-e.html SOS! Canadian Disasters] Library and Archives Canada (2006). Truy cập 2008-12-19.</ref>