Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Súng carbine M1”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 34:
[[Tập tin:Garandcar.jpg|thumb|phải|300px|[[M1 Garand]] (trên) và M1 Carbine (dưới) được trưng bày trong viện bảo tàng lịch sử [[Hoa Kỳ]]. Khẩu M1 Carbine trong hình là phiên bản M1 Carbine phục vụ trong biên chế của Quân đội Mỹ sau Thế chiến 2.]]
 
Trước khi chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra, Cục Quân khí Quân đội Hoa Kỳ liên tục nhận được phản ánh về khẩu súng trường bán tự động [[M1 Garand]] tồn tại nhược điểm là quá dài (khi chưa gắn lưỡi lê M5 thì khẩu M1 Garand đã dài tới 1,1 m) tương đối nặng (khi chưa nạp đạn, chưa gắn lưỡi lê thì khẩu M1 Garand đã nặng tới 4,31 kg. Còn khi nạp đầy đạn (ổ đạn 8 viên) cũng như gắn lưỡi lê thì súng nặng thành 5,31 kg). Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho các đơn vị lính dù của Hoa Kỳ khi hành quân. Từ các ý kiến trên, họ yêu cầu những nhà thầu sản xuất vũ khí cung cấp cho quân đội hãy nghiên cứu ra một mẫu súng đặc biệt để chiến đấu ở tầm trung bình. Khẩu súng đó cần phải có khối lượng nhẹ, uy lực mạnh, lực giật yếu, ... Những mẫu súng như khẩu súng ngắn [[M1911 (súng)|M1911]], khẩu súng ổ quay [[Smith & Wesson Model 10|Model 10]] hay súng tiểu liên [[tiểu liên Thompson|Thompson]] có tầm bắn hiệu quả rất kém khiến cho lính Mỹ gần như không kịp trở tay trước kẻ thù ở khoảng cách xa hơn 100m. Vào tháng 8 năm 1938, một tổ thiết kế của hãng Winchester gồm 3 kĩ sư: Frederick Husmeton, William Roemer và David Marshall William đã thiết kế thành một mẫu súng đáp ứng được những gì mà phía quân đội đang yêu cầu. Một thời gian sau, biến thể M1A1 với báng gấp bằng kim loại ra đời. Rất nhanh chóng, những lính nhảy dù Mỹ đã được ghi vào danh sách để sử dụng khẩu M1A1 Carbine. Sau này, không chỉ có lính dù mà lính súng cối, lính công binh và cả lính Bazooka (chống tăng) của quân đội cũng được ghi vào danh sách này. Tuy cùng tên là M1 nhưng M1 Carbine không phải là phiên bản rút ngắn nòng súng ([[Súng cạc-bin|cạc-bin]] hóa) của M1 Garand.
 
==Trong thế chiến thứ hai (1942 - 1945)==
Tuy được hãng Winchester (nhà thầu đã thiết kế ra khẩu M1 Carbine) "chào hàng" từ tháng 8 năm 1938 nhưng phải đến tận ngày 22 tháng 10 năm 1941 thì [[Quân đội Hoa Kỳ]] mới chấp nhận tiêu chuẩn hóa M1 Carbine trong biên chế của mình để đồng hành với khẩu [[M1 Garand]]. Dẫu được tiêu chuẩn hóa từ ngày 22 tháng 10 năm 1941 nhưng phải đến tận tháng 8 năm 1942 thì khẩu M1 Carbine mới được gửi đến cho lính [[Hoa Kỳ|Mỹ]] đang chiến đấu ở [[Chiến tranh Thái Bình Dương|Mặt trận Thái Bình Dương]] (sau này còn có thêm cả [[Mặt trận phía Tây (Chiến tranh thế giới thứ hai)|Mặt trận phía Tây]] nữa). Mỹ cũng bán những khẩu M1 Carbine cho các nước khác trong phe Đồng Minh nhưng [[Liên Xô]] thì lại không cần vì họ đã có súng trường bán tự động [[SVT-40]] rồi. Quân đội Anh và Trung Quốc (chủ yếu là [[Quốc dân Cách mệnh Quân]] của [[Trung Quốc Quốc dân Đảng]]) thì cũng chỉ mua một số lượng tương đối ít súng này từ Mỹ để trang bị cho lính của họ (chủ yếu là lính đặc kích). M1 Carbine được sản xuất nhằm để bù đắp cho nhược điểm "chết người" của khẩu [[M1 Garand]] khi mà khẩu M1 Garand sử dụng một kẹp đạn bằng kim loại dạng "en-bloc" chỉ có 8 viên đạn cho mỗi lần nạp đạn thì khẩu M1 Carbine lại sử dụng một băng đạn lên tới 15 viên cho mỗi lần nạp đạn (hoặc băng 30 viên được sử dụng cho biến thể M2 Carbine và M3 "Infrared"). Nhưng trong một đại đội lính bộ binh Mỹ thì số lượng lính sử dụng khẩu M1 Carbine tương đối là ít, chỉ có từ 4 đến 8 người là sử dụng khẩu súng này. Nhiều lính khác thì vẫn còn muốn dùng súng [[M1 Garand]], súng [[M1903 Springfield]], súng [[Tiểu liên Thompson|Thompson]] hay súng [[M1918 Browning Automatic Rifle|M1918 BAR]] vì uy lực khủng khiếp cũng như độ chính xác khá cao của chúng. Tuy nhiên, không chỉ có lính bộ binh Mỹ sử dụng M1 Carbine mà sĩ quan, lực lượng áp giải tù binh, liên lạc viên, lính pháo binh, lính công binh, lính dù, lính lái xe Studebaker US 6, lính tăng (tăng [[M4 Sherman|Sherman]] hay tăng [[M24 Chaffee|Chaffee]]),... của [[Quân đội Mỹ]] cũng dùng nó. Vào năm 1943, hãng vũ khí Walther của [[Đức Quốc xã|Đức]] đã thiết kế ra được một mẫu súng trường bán tự động tên là [[Gewehr 43]] có tốc độ bắn 83 viên/phút. Gewehr 43 dùng loại đạn 7.92x57mm Mauser. Nó được hãng Walther thiết kế theo yêu cầu của [[Wehrmacht]] khi mà lực lượng này đang rất cần một mẫu súng trường bán tự động để thay thế cho khẩu súng trường bắn phát một chậm chạp [[Karabiner 98k|Karabiner 98]] có tốc độ bắn chỉ 15 phát/phút khiến cho lính Đức bị thất thế nghiêm trọng khi phải đối đầu với những khẩu súng trường bán tự động có tốc độ bắn thực chiến rất khá vào thời điểm đó như [[M1 Garand]] (80 viên/phút), M1 Carbine (105 viên/phút) hay [[SVT-40]] (85 viên/phút). Khẩu súng đó có hình dáng bên ngoài trông khá giống M1 Carbine. Còn quân đội [[Đế quốc Nhật Bản|Nhật]] vẫn cứ dùng mãi những khẩu súng trường bắn phát một chậm chạp, cũ kĩ Arisaka [[Shiki 38 (súng trường)|Type 38]] (cùng với cả phiên bản hiện đại hóa của nó là khẩu [[Súng trường Arisaka kiểu 99|Type 99]]). Thỉnh thoảng, lính Nhật lại đi nhặt súng Garand, Carbine, Thompson, BAR,... từ xác của những lính Mỹ đã chết hay từ những hàng binh Mỹ để dùng tiếp. Một số lính kháng chiến, lính biệt kích người Pháp, người Tiệp Khắc, người Ba Lan,... cũng dùng những khẩu M1 Carbine cùng với những khẩu tiểu liên khác như [[Sten]], [[M3 Grease Gun]],... tấn công binh lính và sĩ quan Đức để cướp vũ khí, lương thực, quân thảo, thu giữ tài liệu, giải cứu đồng đội,... ở lãnh thổ châu Âu bị quân phát xít Đức chiếm đóng. Những người lính kháng chiến này đóng vai trò quan trọng trong việc dọn đường, đón lính dù của liên quân Mĩ - Anh tiến vào lãnh thổ nước Pháp bị quân phát xít Đức chiếm đóng trong đêm trước ngày D-Day. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, súng M1 Carbine được khen ngợi do kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và tốc độ bắn cao. Tuy nhiên, đó chỉ là những ý kiến của những binh sĩ chiến đấu ở mặt trận Thái Bình Dương (chống quân Nhật) với những trận chiến vốn đa phần diễn ra trong rừng rậm và họ (lính Mỹ) gần như không thể sử dụng được những mẫu súng cổ điển quá dài (như khẩu M1 Garand hay khẩu M1918A2 BAR). Đến cuối năm [[1944]], đầu năm [[1945]] thì mẫu M2 Carbine đã được ra đời. M2 Carbine được Cục Quân khí Quân đội Hoa Kỳ cải tiến trực tiếp từ mẫu M1 Carbine. Những cải tiến đó bao gồm: băng đạn được mở rộng từ 15 lên thành 30 viên, súng có thêm bệ gắn lưỡi lê (lưỡi lê mà M2 Carbine dùng là loại M3M4), chức năng bắn tự động, chốt khóa của M1 cũng được chỉnh sửa để phù hợp với chức năng này và đồng thời để dễ sản xuất. Việc sản xuất M2 Carbine được Cục Quân khí Quân đội Hoa Kỳ giao cho Inland Division, một công ty con của [[General Motors]]. Hãng này bắt đầu sản xuất M2 Carbine từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1945 cho đến khi mà cuộc chiến ở Triều Tiên kết thúc. Bên cạnh tổ chức sản xuất thì họ còn tiến hành cải tiến hàng loạt những khẩu M1 Carbine (còn thừa) thành M2 Carbine. Trận đánh lớn đầu tiên mà khẩu M2 Carbine "thử lửa" là [[Trận Okinawa]].
 
==Trong chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)==