Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Berlin (1945)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n clean up using AWB
Dòng 13:
|date=[[16 tháng 4]] – [[2 tháng 5]] năm [[1945]]
|result=Thắng lợi cuối cùng của [[Liên Xô]] tiêu diệt nhà nước [[Đức Quốc xã]]
* [[Cái chết của Adolf Hitler | Tự sát của Adolf Hitler]] và cái chết của các quan chức cấp cao khác của Đức Quốc xã
* Đầu hàng vô điều kiện của đồn trú thành phố Berlin vào ngày 2 tháng 5
* Sự bắt giữ của các lực lượng Đức vẫn chiến đấu trong trận chiến bên ngoài Berlin vào ngày 8/9, sau sự đầu hàng vô điều kiện của tất cả các lực lượng Đức
Dòng 29:
== Hoàn cảnh: năm 1945 Đức Quốc xã thua trận ==
:''Xem chi tiết: [[Âm mưu 20 tháng 7]]; [[Chiến dịch Đông Phổ]]; [[Chiến dịch đông Pomerania]]; [[Chiến dịch Silesia]]; [[Trận Ardennes (Chiến tranh thế giới thứ hai)|Trận Ardennes]]; [[Chiến dịch Budapest]]; [[Chiến dịch Viên|Chiến dịch Wien]]; [[Chiến dịch Wisla-Oder]]''.
[[FileTập tin:Bundesarchiv Bild 183-J31347, Berlin, Ruinen und zerstörte Autos.jpg | nhỏ | Tàn tích của các tòa nhà và xe cộ ở [[Berlin]] sau các cuộc không kích của [[Anh]]-[[Mỹ]] vào ngày [[3 tháng 2]] năm [[1945]]]]
 
Năm [[1945]], [[Đức Quốc xã|Đế chế thứ Ba]] bước vào cơn hấp hối thật sự. Nền kinh tế và công nghiệp chiến tranh Đức sụp đổ: nhân dân thiếu lương thực trầm trọng, các mục tiêu [[kinh tế]], [[quốc phòng]] của Đức bị [[không quân]] [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] Anh-Mỹ tàn phá rất nặng nề không còn cơ hội khôi phục, các nhà máy xí nghiệp Đức do kết quả của [[tổng động viên]] đã thiếu trầm trọng các nguồn nhân công có trình độ. Các nỗ lực chiến tranh quá tải trong nhiều năm bây giờ đã phát tác không còn có thể khắc phục nổi nữa. Khi các [[đồng minh]] của Đức tan rã và đất đai rơi vào tay đối phương thì các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cũng không còn, kinh tế và sản xuất quốc phòng của Đức thụt giảm thê thảm. Đặc biệt khi mất [[România]] thì nguồn dầu mỏ duy nhất nuôi sống quân đội và kinh tế Đức đã bị cắt hoàn toàn. Thiếu vũ khí, thiếu nhiên liệu thì dù quân đội Đức nổi tiếng có kỷ luật, kiên cường cũng không thể kháng cự có hiệu quả.
Dòng 86:
* Tại hướng chính diện từ bàn đạp Kiustrin phương diện quân Belorussia 1 của nguyên soái Zhukov tấn công dãy cứ điểm Đức tại [[điểm cao Seelow]] án ngữ phía tây sông Oder. Quân Đức từ trước đã tháo cống trên sông Oder gây ngập lụt các vùng đất thấp bắt buộc phương diện quân Zhukov phải tấn công chính diện cao điểm Seelow đã được bố phòng rất kiên cố. Để tăng hiệu quả tác động tâm lý trong tấn công đêm, Zhukov đã cho bố trí 150 dàn đèn pha [[phòng không]] chiếu thẳng vào mắt quân phòng thủ Đức, nhưng xem ra đạt hiệu quả không đáng kể. Quân Đức phòng thủ điểm cao Seelow rất rắn chắc dưới sự chỉ huy rất kinh nghiệm và bản lĩnh của tư lệnh Heinrici, Hồng quân thương vong rất lớn tại tuyến đầu Seelow nhưng không thể xuyên phá tuyến phòng thủ Đức theo đúng kế hoạch và có nguy cơ bế tắc. Để hâm nóng sự ganh đua giữa hai nguyên soái đầu bảng Zhukov và Konev, [[Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô]] Stalin nói với Zhukov rằng sẽ điều quân của Konev ngược lên phía bắc chiếm Berlin nếu phương diện quân Belorussia 1 không thể vượt qua được Seelow. Zhukov dốc hết toàn lực vào trận kể cả các lực lượng xe tăng dùng để tấn công thọc sâu dự định dùng sau này... Và kết quả với sức mạnh rất to lớn Hồng quân đã dần đánh chiếm các tuyến chiến hào Seelow. Sau 3 ngày cận chiến rất quyết liệt, rất đẫm máu, đến [[19 tháng 4]] tuyến phòng thủ cuối cùng tại Seelow đã bị đè bẹp. Khoảng 210.000 quân Đức phải rút chạy nhưng đã bị các lực lượng Liên Xô bao vây tại vùng [[Halbe]] (trong 2 tuần sau đó, 90% lực lượng Đức ở đây đã bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh). Từ đó đến Berlin là khoảng rộng chiến dịch, quân Đức không còn dự bị, không còn lực lượng nào có thể cản nổi phương diện quân Zhukov.
 
[[FileTập tin:Bundesarchiv B 145 Bild-P054320, Berlin, Brandenburger Tor und Pariser Platz.jpg | nhỏ | [[Cổng Brandenburg]] giữa những tàn tích của chiến dịch Berlin, [[tháng 6]] năm [[1945]].]]
 
* Tại phía nam cuộc tấn công của [[phương diện quân Ukraina 1]] của nguyên soái Konev ngay từ ngày đầu đã diến ra thuận lợi theo đúng kế hoạch. Cụm tập đoàn quân Trung tâm Đức của Thống chế [[Ferdinand Schörner]] đã phối hợp không tốt: tập đoàn quân xe tăng số 4 của cụm quân này đã không hoàn thành nhiệm vụ che sườn phía nam cho [[tập đoàn quân số 9]] của cụm Wisla đang phòng thủ hiệu quả tại Seelow. Phương diện quân Konev nhanh chóng đè bẹp phòng ngự Đức trên sông Neisse và xuyên phá vào tuyến ngăn cách giữa tập đoàn quân xe tăng số 4 và tập đoàn quân 9 của Đức, ào ạt tiến về phía tây. Chính sự đột phá mãnh liệt của phương diện quân Ukraina 1 đã làm rối loạn tuyến phòng thủ Đức và tạo điều kiện cho phương diện quân Zhukov đè bẹp nốt sự kháng cự của Đức tại Seelow. Để trợ giúp cho nguyên soái Zhukov đã chậm tiến độ tấn công, nguyên soái Konev theo chỉ đạo của Stalin, ngày 20 tháng 4 quay mũi tấn công xe tăng lên phía bắc đánh tập hậu để bao vây Berlin và mũi xe tăng này đã tiến vào [[Potsdam]] phía tây Berlin. Để chống lại phương diện quân Konev đang tập hậu Berlin từ phía nam Hitler ra lệnh cho [[tập đoàn quân 12]] Đức đang đối mặt quân Mỹ ở phía tây quay sang phía đông kết hợp với tập đoàn quân 9 định đánh vào 2 sườn cánh quân xe tăng của Konev nhưng những lực lượng đã rệu rã này chỉ như muối bỏ biển không thể làm nên chuyện gì lớn trước đối phương quá mạnh.
Dòng 96:
 
=== Berlin thất thủ ===
[[FileTập tin:Polish flag 1945 Berlin.jpg | nhỏ | [[Quốc kỳ Ba Lan]] tung bay tại [[Berlin]] sau khi [[Hồng quân]] và Quân đội Ba Lan giành chiến thắng]]
 
Hơn 10 ngày cuối cùng từ [[26 tháng 4]] đến [[9 tháng 5]], [[Hồng Quân]] thủ tiêu nốt các ổ kháng cự tại Berlin. Với việc thành phố đã bị vây bọc hoàn toàn thì Berlin không thể cầm cự được lâu dài. Việc đánh chiếm [[Berlin]] được phương diện quân Belorussia 1 tiến hành đồng thời với việc tiêu diệt khối quân Đức bị vây bên ngoài tại phía đông và đông nam thành phố, đến ngày [[1 tháng 5]] năm [[1945]] khối quân này gồm tập đoàn quân số 9, tập đoàn quân xe tăng số 4 về cơ bản đã bị tiêu diệt.