Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Vương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n clean up using AWB
Dòng 20:
}}
 
'''Minh Vương''' (sinh năm [[1950]]) là [[nghệ sĩ]] [[cải lương]] nổi tiếng [[người Việt Nam]]. Ông được Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lĩnh vực sân khấu, [[Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam)|Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch]] phong tặng danh hiệu [[Nghệ sĩ Ưu tú]] năm [[2007]] vì những thành tích đóng góp của mình trong [[nghệ thuật]] cải lương.<ref>{{Chú thích web|url=http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nsut-minh-vuong-cuoc-doi-vinh-quang-va-cay-dang-20160702213514438.htm|tiêu đề=NSƯT Minh Vương - Cuộc đời vinh quang và cay đắng|ngày truy cập=ngày 10 Julytháng 7 năm 2017|nhà xuất bản=[[Người lao động]]}}</ref>
 
Ngày 26/7/2018, ông được Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lĩnh vực sân khấu.
Dòng 27:
 
== Sự nghiệp ==
Ông tên khai sinh là '''Nguyễn Văn Vưng''', được cho là sinh ngày [[1 tháng 7]] (sau cuộc phẫu thuật ghép thận thành công vào ngày 1 tháng 7 năm [[2012]], ông quyết định chọn ngày này làm ngày sinh chính thức) năm 1950 tại [[Cần Giuộc]], [[Long An]]. Gia đình ông có 7 anh em, đều sinh ra và lớn lên tại [[Long An]]. Năm 10 tuổi, ông theo cha mẹ lên [[Sài Gòn]] lập nghiệp. Ông theo học [[Giáo dục trung học|trung học]], nhưng lại mê hát cải lương, nên tìm đến thầy Bảy Trạch. Ông từng đi làm em nuôi của những đào kép chính, phải khuân vác, xách đồ khi đoàn di chuyển, biểu diễn.<ref>{{Chú thích web|url=http://thanhnien.vn/van-hoa/ong-hoang-cai-luong-minh-vuong-doi-toi-chu-tai-di-voi-chu-tai-824665.html|tiêu đề='Ông hoàng cải lương' Minh Vương: Đời tôi chữ tài đi với chữ tai|ngày truy cập=ngày 10 Julytháng 7 năm 2017|nhà xuất bản=Báo Thanh Niên|website=}}</ref>
 
Bắt đầu đi hát năm 14 tuổi ([[1964]]) và sau khi đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ, được bầu Long ở đoàn Kim Chung mời ký [[hợp đồng]]. Ði hát chưa được 1 năm thì Minh Vương bị bệnh, tóc rụng, nên phải nghỉ ở nhà chữa bệnh. 1 năm sau, Minh Vương trở lại đoàn hát. Ông nhận bất cứ vai diễn nào với tâm niệm: "Có công mài sắt có ngày nên kim".<ref>{{Chú thích web|url=http://www.tienphong.vn/van-nghe/minh-vuong-tram-luan-voi-dao-tung-dinh-1028339.tpo|tiêu đề=Minh Vương - Trầm luân với 'đáo tụng đình'|ngày truy cập=ngày 10 Julytháng 7 năm 2017|nhà xuất bản=Báo Tiền Phong}}</ref>
 
Năm [[1967]], Minh Vương được hát kép chính, lúc đó 18 tuổi và thực sự năm đó đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng. Năm 1971, tên tuổi của Minh Vương thực sự bắt đầu tỏa sáng, được nhiều hãng băng đĩa chú ý, mời thu thanh. Đồng thời, Minh Vương được mời đóng phim ''Sám hối''.<ref>{{Chú thích web|url=http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/nghe-si-minh-vuong-duoc-cuu-song-nho-ghep-tang-tu-nguoi-chet-nao-n20160309073746750.htm|tiêu đề=Nghệ sĩ Minh Vương được cứu sống nhờ ghép tạng từ người chết não|ngày truy cập=ngày 10 Julytháng 7 năm 2017|nhà xuất bản=Thể thao Văn Hóa}}</ref>
 
Đến năm [[1972]], thì Minh Vương cùng vợ thành lập đoàn cải lương Việt Nam lưu diễn khắp nơi cho đến [[sự kiện 30 tháng 4 năm 1975]]. Minh Vương từng là diễn viên của Đoàn Sài Gòn, Đoàn Văn công Thành phố Hồ Chí Minh. Anh cũng đã từng đi sang biểu diễn ở [[Tây Âu]] cùng với các [[nghệ sĩ]] tài danh khác.<ref>{{Chú thích web|url=http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/vo-nghe-si-minh-vuong-an-can-cham-soc-chong-tai-dem-tiec-3429430.html|tiêu đề=Vợ nghệ sĩ Minh Vương ân cần chăm sóc chồng tại đêm tiệc|ngày truy cập=ngày 10 Julytháng 7 năm 2017|nhà xuất bản=Vnexpress}}</ref>
 
Các nam nữ nghệ sĩ ông có dịp hát, diễn chung: [[Lệ Thủy (nghệ sĩ)|Lệ Thủy]], [[Bạch Tuyết (nghệ sĩ cải lương)|Bạch Tuyết]], [[Phượng Liên]], [[Thanh Tuấn]], [[Thanh Sang]], [[Minh Phụng]], [[Minh Cảnh]], [[Thanh Kim Huệ]], [[Mỹ Châu (nghệ sĩ)|Mỹ Châu]], [[Út Bạch Lan]],...