Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Động vật biểu trưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up using AWB
Dòng 7:
Animal symbolicum hay con người có biểu tượng đến trước Animal rationale hay con người có duy lý trí. Ernst Cassirer lúc này tác giả của quyển sách "''Triết học các hình thái biểu tượng''" đã có kiến nghị thay thế định nghĩa con người như một "Động vật lý trí" (Animal rationale) bằng định nghĩa con người như một "''Động vật sản xuất ra các hình thái biểu tượng''". Ông đã nhận định như sau: "''Tư duy và hành vi biểu tượng hoá là đặc trưng tiêu biểu nhất của đời sống nhân loại và toàn bộ văn hoá nhân loại phát triển đều dựa vào những điều kiện này... chúng ta nên định nghĩa con người là động vật biểu trưng (Animal symbolicum)... chỉ có như thế, chúng ta mới có thể vạch ra chỗ độc đáo của con người, cũng mới có thể lý giải được con đường mới khai phóng cho con người về con đường hướng về văn hoá''"<ref>"Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại" của Phương Lựu, NXB Giáo dục, 1999 trang 148</ref>
 
Theo Cassirer, các sinh thể đều có hai hệ thông cảm giác. Một là hệ thống giác quan tiếp nhận kích thích của ngoại giới, và một hệ thống phản xạ với các kích thích ấy. Hai hệ thống này tác động qua lại thăng bằng tạo nên đời sống ổn định của sinh vật. Nhưng ở con người ngoài hai hệ thống ấy còn có hệ thông trả lời, đáp trả. Nếu hệ thống phản xạ (reaction) luôn luôn tức thời, thì hệ thống đáp trả, trả lời lại kéo dài, hoà hoãn. Đó là vì “con người là động vật biết sử dụng kí hiệu (animal symbolicum)”, biết tư duy<ref>Enest Cassirer, Bàn về con người, Bản dịch tiếng Trung Nhân luận của Can Dương, Nhà xuất bản Tây Uyển, Bắc Kinh, 1994, tr. 46</ref>.
 
Quá trình "biểu tượng hoá"(Symbolization) chính là quá trình nội nhập (introjection) văn hoá vào đời sống [[linh trưởng]], điều đó nói lên tính chất cách mạng của quá trình tiến hoá của bộ não người. Sự "biểu tượng hoá" đã tạo nên một chiều kích mới vào cuộc sống của người vượn, một khi mọi sự vật qua lăng kính nhận thức, đều có sự biến hoá và có sự tiếp nhận những "ý nghĩa" mới thông qua các [[hệ thống biểu tượng]]. Dựa vào năng lực “ tượng trưng hoá" của con người và xem biểu tượng như là một hình thái biểu hiện “ngôn ngữ đặc trưng” của văn hoá. Biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, bằng con vật sống động hay bằng đồ vật, nó biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó.
 
==Tham khảo==
{{tham khảo}}
* McLaughlin, T. & Lentricchia, F. (1990). Critical Terms for Literary Study. Chicago: The University of Chicago press