Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Quy định biên tập”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Quy định Wikipedia|WP:BT|WP:BIENTAP|WP:EDIT}}
{{Tóm tắt
|Cải thiện bài viết trong khả năng của bạn và đừng quá lo về việc để lại một sản phẩm không hoàn hảo. Giữ các giá trị mà người khác đã góp vào, dù họ có "làm sai" (hãy sửa lại cho đúng chứ đừng [[WPWikipedia:Quy định xóa trang|xóa đi]]).}}
{{Chú ý|Để được trợ giúp sửa đổi, đọc bài [[Trợ giúp:Sửa đổi]].}}
 
Dòng 8:
== Thêm thông tin vào Wikipedia ==
 
Nhiệm vụ của Wikipedia là cung cấp các bài viết bách khoa về các kiến thức phổ cập (kiến thức được chấp nhận)quát đến với độc giả (như đã trình bày trong [[Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia|WP:KHONG]]). Đại khái là Wikipedia càng truyền tải được nhiều kiến thức phổ cậpquát (tri thức được chấp nhận trong [[Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia|khuôn khổ]] nhất định) đến cho độc giả thì càng tốt. Xin hãy [[Wikipedia:Hãy táo bạo|mạnh dạn]] đóng góp kiến thức bách khoa cho Wikipedia bằng cách viết bài mới hoặc thêm thắt nội dung cho các bài viết đã có, và xin hãy đặc biệt thận trọng cũng như cân nhắc thấu đáo khi loại bỏ các thông tin có nguồn kiểm chứng. Quy định của Wikipedia là các thông tin trong bài phải [[Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được|kiểm chứng được]] và không được phép tồn tại [[wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố|nghiên cứu chưa công bố]]. Bạn có thể chứng minh rằng nội dung bạn đưa vào có khả năng kiểm chứng được bằng cách dẫn kèm theo [[Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy|các nguồn đáng tin cậy]]. Các dữ kiện không nguồn có thể bị gây khó dễ và [[Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được|loại bỏ]] khỏi bài; bởi vì tại Wikipedia, thà thiếu nội dung còn hơn là chứa chấp nội dung sai lệch hoặc gây hiểu lầm, dẫn lái độc giả. Wikipedia có phải là một bách khoa toàn thư uy tín hay không chính là phụ thuộc vào việc nội dung trong bài có đáng tin cậy và có thể kiểm chứng được hay không. Để tránh viễn cảnh xấu xảy ra, cách tốt nhất là hãy dẫn nguồn bằng các "chú thích trong hàng" ngay lúc bạn biên tập bài (xem [[Wikipedia:Chú thích nguồn gốc|hướng dẫn chú thích nguồn gốc]]).
 
Mặc dù trích dẫn nguồn đáng tin cậy là điều cần thiết, nhưng khi phát triển bài viết dựa trên các nguồn này, xin đừng [[Wikipedia:Copypaste|sao chép]] hoặc [[Wikipedia:Paraphrase|viết lại quá sát]] nội dung của một nguồn có bản quyền. Wikipedia rất coi trọng vấn đề bản quyền. Bạn nên đọc các nguồn tham khảo, nắm bắt thông tin rồi sau đó diễn đạt lại bằng lời văn của mình.
Dòng 14:
Biên tập viên cũng có thể cải thiện một bài viết bằng cách bổ sung nguồn chú giải cho những nội dung chưa được chú thích nguồn gốc, đặc biệt là khi bạn bắt gặp những thông tin có khả năng gây tranh cãi. Ai cũng có thể giúp bổ sung nguồn cho các thông tin trong bài, không nhất thiết chỉ có người đã viết ra nội dung đó.
 
== Wikipedia là một sản phẩm chưađang được hoàn thiện ==
 
''Không cần phải hoàn hảo'': [[Wikipedia:WIP|Wikipedia là một sản phẩm đang được hoàn thiện]]. Ý nghĩa của việc cộng tác biên tập chính là việc các bản nháp dở dang viết kém ban đầu có thể dần phát triển thành các bài viết xuất sắc theo thời gian. Chúng tôi hoan nghênh cả những bài viết kém nếu chúng có tiềm năng cải thiện. Ví dụ, một người có thể khởi tạo một bài viết, mang nội dung khái quát về một chủ đề hoặc một vài sự thật ngẫu nhiên. Sau đó, một người khác có thể vào giúp định dạng hoặc bổ sung vài dữ kiện và số liệu hoặc hình ảnh. Rồi một người khác nữa có thể giúp [[WP:CANBANG|cân bằng hóa]] lại các quan điểm trong bài, đồng thời kiểm chứng xem thông tin có xác thực hay không và thêm [[Wikipedia:Chú thích nguồn gốc|chú thích nguồn gốc]] cho bài viết. Tại bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình này, bài viết đều có thể trở nên thiếu tổ chức với nội dung chưa đạt chuẩn.
 
=== Trung lập khi viết về nhân vật còn sống hoặc mới qua đời ===
Dòng 22:
{{Main|Wikipedia:Tiểu sử người đang sống}}
 
Dù ''không cần phải hoàn hảo'' nhưng vẫn là nên cẩn trọng trong các bài viết về nhân vật còn sống. Thông tin gây tranh cãi về người còn sống (hoặc vừa mới qua đời) mà không có nguồn hoặc có nguồn yếu – cho dù tiêu cực, tích cực, trung lập hay chỉ đang đặt nghi vấn – cần phải được kiểm chứng ngay lập tức bằng các nguồn đáng tin cậy. Thông tin trong bài cũng phải được diễn giải [[Wikipedia:Thái độ trung lập|một cách trung lập]] mà không [[Wikipedia:Thái độ trung lập#Nhấn mạnh quá mức|nhấn mạnh quá mức về bên nào cả]]. Nếu không, các thông tin đó phải được loại bỏ ngay lập tức mà không cần thông qua thảo luận.
 
== Khắc phục vấn đề ==
Dòng 49:
=== Vấn đề cần xem xét loại bỏ ===
 
Vài quy định cốt lõi của chúng tôi có chỉ ra một số trường hợp nên xóa thông tin khỏi một bài viết hơn là giữ lại. [[Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được]] nói về việc xử lý các tư liệu không có nguồn gốc và gây tranh cãi. [[Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố]] bàn luận về việc cần loại bỏ các nghiên cứu chưa công bố. [[Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia|Những gì không phải là Wikipedia]] mô tả các loại nội dung không phù hợp tồn tại ở Wikipedia. [[Wikipedia:Thái độ trung lập]] hướng dẫn cách cân bằng các dữ kiện trong bài sao cho đừng thiên về một quan điểm nào (nhấn mạnh quá mức một quan điểm cụ thể)nào, bằng cách loại bỏ các thông tin thứ yếu, quan điểm thiểu số hoặc dữ kiện không có nguồn mạnh. Ngoài ra, nội dung trong bài nên tránh bị trùng lặp (ngoại trừ phần [[Wikipedia:Cẩm nang biên soạn|mở đầu]], vì nó tóm tắt nội dung của toàn bộ bài viết nên nghiễm nhiên phải trùng lặp).
 
Các thông tin phỉ báng, vô nghĩa và mang tính phá hoại nên bị loại bỏ hoàn toàn, cũng như những tư liệu [[Wikipedia:Vi phạm bản quyền|vi phạm bản quyền]] hoặc không được củng cố bằng các nguồn đáng tin cậy đã [[Wikipedia:Published|xuất bản]].
 
Cần đặc biệt lưu ý đến tiểu sử người đang sống, đặc biệt là khi xử lý các thông tin không có nguồn hoặc nguồn yếu. Biên tập viên viết các bài đó cần phải tự tìm hiểu và cập nhật các quy chế bổ sung được quy định tại [[Wikipedia:Tiểu sử người đang sống|Wikipedia:Tiểu sử người đang sống]].
 
== Thảo luận và biên tập ==
 
''[[Wikipedia:Hãy táo bạo|Hãy mạnh dạn cập nhật các bài viết]], đặc biệt là khi bạn sửa đổi nhỏ hay muốn khắc phục vấn đề'' nào đó. Không cần phải tham khảo ý kiến các tác giả của bài trước khi biên tập, vì [[Wikipedia:Sở hữu bài viết|không ai sở hữu bài viết cả]]. Nếu thấy rằng mình có thể khắc phục một vấn đề nào đó, hãy thực hiện. Tuy nhiên nên thảo luận nếu bạn thấy sửa đổi có thể gây tranh cãi hoặc khi ai đó phản bác lại sửa đổi của bạn (bằng cách lùi sửa hoặc đặt vấn đề tại trang thảo luận). Đó chính là chu trình [[Wikipedia:BRD|"chu trình dám sửa, lùi sửa, thảo luận" (BRD)]] – diễn ra khi các sửa đổi có thể gây tranh cãi được hình thành.
 
Mạnh dạn không đồng nghĩa với việc cố áp đặt các chỉnh sửa của mình khi nó đi ngược lại với [[Wikipedia:Đồng thuận|đồng thuận của cộng đồng]] hoặc vi phạm các quy định cốt lõi của Wikipedia như [[Wikipedia:Thái độ trung lập|thái độ trung lập]] và [[Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được|thông tin kiểm chứng được]]. Không được phép biện minh rằng các hành động đó được phép vì nó là [[Wikipedia:Việc đã rồi|việc đã rồi]].
Dòng 63:
=== Kiên nhẫn giải thích ===
 
''Hãy kiên nhẫn giải thích lý do sửa đổi của bạn.'' Khi biên tập bài, sửa đổi của bạn càng táo bạo hoặc gây tranh cãi bao nhiêu thì bạn càng phải giải thích nó bấy nhiêu. Hãy chắc chắn là bạn ''có giải thích'' cho sửa đổi của mình bằng một [[Trợ giúp:Tóm lược sửa đổi|tóm lược sửa đổi]] phù hợp. Khi thực hiện một sửa đổi đáng kể, có thể thanh tóm lược sửa đổi sẽ không đủ chỗ để cho bạn giải thích hết; khi đó, bạn nên để lại một thông báo tại [[Wikipedia:Trang thảo luận|trang thảo luận]]. Xin ghi nhớ rằng việc ghi chú tại trang thảo luận khiến giải trình của bạn rõ ràng hơn, giúp mọi thứ được minh bạch, giảm thiểu khả năng gây ra hiểu lầm và khích lệ các thành viên thảo luận với nhau thay vì gây [[Wikipedia:Bút chiến|bút chiến]].
 
=== Thận trọng khi sửa đổi lớn: thảo luận ===
 
''Hãy thận trọng khi thực hiện một thay đổi lớn trong bài viết.'' Xin hãy ngăn chặn [[Wikipedia:Bút chiến|bút chiến]] ngay từ đầu bằng cách thảo luận về việc biên tập của bạn tại trang thảo luận bài viết trước khi tiến hành sửa đổi. Một ý tưởng nâng cấp của người này lại có thể là sự xúc phạm trong mắt người kia. Nếu bạn đã quyết [[Wikipedia:Hãy táo bạo|táo bạo]], hãy chịu khó giải thích chỉnh sửa của bạn một cách tường tận tại trang thảo luận nhằm tránh xảy ra bút chiến. Trước khi thực hiện một công cuộc biên tập lớn, hãy cân nhắc việc viết nháp tại một [[Wikipedia:Trang thành viên|trang con thuộc trang thành viên]] của mình, liên kết nó đến trang thảo luận của bài viết để thuận tiện cho việc thảo luận.
 
=== Nhưng - Wikipedia không phải là một diễn đàn thảo luận ===
{{Main|WP:KHONG#OR}}
Dù bạn quyết định sửa đổi một cách mạnh tay hay muốn hành động cẩn trọng bằng cách thảo luận kỹ lưỡng trên trang thảo luận trước đều được. Nhưng xin ghi nhớ rằng Wikipedia không phải là một diễn đàn thảo luận. Chúng ta tốt hơn hết chỉ nên dành thời gian và công sức của mình cho việc cải thiện bài viết, chứ không nên dành vào việc bảo vệ cho cho các ý tưởng và niềm tin cá nhân. Điều này được thảo luận chi tiết hơn tại [[Wikipedia:Quy tắc ứng xử|Wikipedia:Quy tắc ứng xử]].
 
== Sửa đổi quy định và quy tắc ==
Dòng 79:
== Sửa đổi và sắp xếp trang thảo luận ==
 
Bạn có thể đọc các bài sau để được hướng dẫn về cách chỉnh sửa trang thảo luận:
 
* [[Wikipedia:Trang thảo luận]]
* [[Trợ giúp:Lưu trang thảo luận|Wikipedia:Lưu trang thảo luận]]
* [[Wikipedia: Tái cấu trúc các trang thảo luận |Wikipedia:Sắp xếp trang thảo luận]]
 
== Xem thêm ==
 
* [[Wikipedia:Đóng góp vào Wikipedia|Đóng góp vào Wikipedia]]: bạn có thể đóng góp cho Wikipedia như thế nào .
* [[Wikipedia:Sửa đổi gây hại|Sửa đổi gây hại]]: những điều không nên làm trên Wikipedia .
* [[Wikipedia:Sửa đổi mâu thuẫn|Sửa đổi mâu thuẫn]]: cách giải quyết khi xảy ra mâu thuẫn sửa đổi .
* Wikipedia:Dục tốc bất đạt: có nhiều cách diễn giải khác nhau về nhận định này. (There is no dead line - Không cần phải vội)
* Wikipedia:Chạy nước rút (There is a deadline)
* Wikipedia:Ngay và luôn (Deadline is now)
 
[[Thể loại:Biên tập Wikipedia]]