Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cuộc đời Giê-su theo Tân Ước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Thanh tẩy và chịu cám dỗ: Sữa lại nghĩa "Bát Têm" thành "Thanh Tẩy" nghĩa là chịu phép rửa là bằng nước, ý thanh tẩy hợp lý hơn.
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 17:
== Thanh tẩy và chịu cám dỗ ==
 
Phúc âm Máccô bắt đầu với sự kiện Giê-su chịu [[thanh Tẩy|báp têm]] (phép rửa) bởi Giăng Báp-tít (''Gioan Tẩy giả''), được các học giả [[Kinh Thánh]] xem là điểm khởi đầu thánh chức của ngài trên đất. Theo ký thuật của Mark, Giê-su đến sông Jordan, nơi Giăng Báp-tít vẫn giảng dạy và làm báp têm cho đám đông. Sau khi Giê-su chịu lễ báp têm và bước lên khỏi nước thì, theo lời thuật của Mark, ''"Ngài thấy các từng trời mở ra, và Chúa Thánh Linh ngự xuống trên Ngài như chim bồ câu. Lại có tiếng từ trên trời phán rằng: Ngươi là Con Yêu dấu của ta đẹp lòng ta mọi đường"'' (Mark 1: 10-11). Lu-ca bổ sung những chi tiết tuần tự kể rằng Giăng Báp-tít khởi sự giảng dạy vào năm thứ 15 đời [[Tiberius Ceasar]] (khoảng năm 28 CN.), và Giê-su chịu lễ báp têm lúc ngài khoảng ba mươi tuổi.<ref>''"Khi Giê-su khởi sự làm chức vụ mình thì Ngài độ ba mươi tuổi."'' – Phúc âm Lu-ca 3: 23</ref> Matthew bổ sung cho các ký thuật khác chi tiết Giăng từ chối làm lễ báp têm cho Giê-su, nói rằng chính Giê-su mới là người xứng đáng cử hành lễ báp têm cho Giăng. Tuy nhiên, Giê-su nhấn mạnh rằng việc ngài chịu lễ báp têm là để ''"làm trọn mọi việc công bình"''.<ref>''"Khi ấy, Giê-su từ xứ Ga-li-lê đến cùng Giăng tại sông Jordan, đặng chịu người làm phép báp têm. Song Giăng từ chối mà rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp têm, mà Ngài trở lại đến cùng tôi sao! Giê-su đáp rằng: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài."'' – Phúc âm Matthew 3: 13 – 15</ref> [[Phúc Âm John|Phúc âm Giăng]] tập chú vào lời chứng của Giăng Báp-tít nhìn thấy Chúa Thánh Linh như chim bồ câu đậu trên mình Giê-su, và nhận biết ngài là "Chiên con của Thiên Chúa", và là Chúa Cơ Đốc (nghĩa là đấng chịu xức dầu để trị vì).
 
Theo ký thuật của phúc âm Mátthêu, sau khi chịu lễ báp têm, Chúa Thánh Linh đưa Giê-su vào hoang mạc, ở đó ngài kiêng ăn trong bốn mươi ngày đêm. Ma quỷ hiện ra và cám dỗ Giê-su bày tỏ quyền năng siêu nhiên để chứng minh ngài chính là [[Thiên Chúa]], nhưng ngài đã khước từ và thắng sự cám dỗ của ma quỷ bằng cách trưng dẫn lời Kinh Thánh từ sách [[Phục truyền Luật lệ ký]] (Đệ nhị Luật). Cả thảy, ma quỷ tìm đến cám dỗ ngài ba lần. Các sách Phúc âm thuật lại rằng, sau khi chịu thất bại, ma quỷ bỏ đi và các thiên sứ đến để hầu việc Giê-su.
Dòng 35:
Giê-su thường tranh luận với giới lãnh đạo tôn giáo của dân Do Thái. Ngài bất đồng với người [[Sadducee]] vì họ không tin vào sự sống lại của người chết.<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew%2022:23-32;&version=19; Phúc âm Matthew 22: 23-32]</ref> Mối quan hệ giữa Giê-su và người [[Pharisee]] còn phức tạp hơn. Mặc dù thường quở trách người Pharisee là ''đạo đức giả'', Giê-su vẫn mở ra cho họ cơ hội tiếp cận với giáo huấn của ngài bằng cách cùng ăn tối với họ, giảng dạy tại các hội đường, và xem một số người Pharisee như [[Nicodemus]] là môn đồ.
 
Giê-su sống gần gũi với những người bị xã hội khinh rẻ như giới thu thuế (nhân viên thuế vụ của [[Đế quốc La Mã|Đế chế La Mã]], thường bị khinh miệt vì lợi dụng chức quyền để nhũng nhiễu), trong đó có Matthew (về sau là một trong [[Mười hai sứ đồ|Mười hai Sứ đồ]]); khi người Pharisee chỉ trích Giê-su vì thường tiếp xúc với kẻ [[tội lỗi]], Giê-su đáp lại rằng chỉ có người bệnh mới cần đến thầy thuốc, không phải người khỏe mạnh hoặc tưởng mình là khỏe mạnh,<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew%209:9-13;&version=19; Phúc âm Matthew 9: 9-13]</ref> ''"Hãy đi và học cho biết câu này nghĩa là gì: Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của tế lễ. Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội"''. (Matt. 9: 13). Theo Lu-ca và Giăng, Giê-su tìm đến để rao giảng phúc âm cho cộng đồng Samaria (những người theo một hình thức biến dị của [[Do Thái giáo]] và bị người Do Thái xem là tà giáo) cạnh giếng [[Jacob]] tại [[Sychar]]<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%204:1-42;&version=19; Phúc âm Giăng 4: 1-42]</ref>
 
Bốn sách Phúc âm đều thuật lại sự kiện Giê-su được chào đón vinh hiển khi vào thành [[Jerusalem]]. Ấy là trong kỳ lễ Vượt qua (15 Nisan; vào mùa xuân) theo Phúc âm Giăng,<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%2012:12-19;&version=19; Phúc âm Giăng 12: 12-19]</ref> họ hô vang ''Hosanna'' để chúc tụng Chúa là Đấng Messiah.