Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công quốc Warszawa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AlphamaEditor, thay ref lặp lại, thêm thể loại, Executed time: 00:00:03.4679982 using AWB
Dòng 25:
Mặc dù nhiều nước châu Âu và những nhà cai trị cũ đều tham dự [[Đại hội Vienna]] vào năm [[1815]], việc ra quyết định phần lớn nằm trong tay của các [[cường quốc]] lớn. Do vậy không thể tránh khỏi rằng cả hai nước Phổ và Nga sẽ phân chia Ba Lan hiệu quả hơn; Áo ít nhiều gì còn giữ lại lợi ích của đợt chia cắt đầu tiên năm [[1772]]. Nga yêu cầu giành lấy tất cả các vùng lãnh thổ của Công quốc Warszawa. Nó giữ tất cả lợi ích của mình từ ba đợt chia cắt trước đó, cùng với [[Białystok]] và lãnh thổ xung quanh mà nó đã đạt được vào năm [[1807]]. Người Nga muốn đòi cho được toàn bộ Công quốc Warszawa nhưng bị các cường quốc châu Âu khác từ chối. Phổ giành lại lãnh thổ mà họ có được đầu tiên trong lần chia cắt thứ nhất, nhưng đã phải từ bỏ cho Công quốc Warszawa vào năm 1807. Nước này còn thu được cái gọi là "[[Đại Công quốc Posen]]" (tức là Poznań) một số khu vực đã chinh phục từ đợt chia cắt thứ hai, và lại phải từ bỏ vào năm 1807. Lãnh thổ này thành lập một khu vực có kích cỡ khoảng 29.000 km².
 
Thành phố Kraków và một số lãnh thổ xung quanh, trước đây là một phần của công quốc Warszawa, được thành lập dưới dạng một [[thành phố tự do Kraków]] bán độc lập, dưới sự "bảo hộ" của ba người hàng xóm hùng mạnh của nó. Lãnh thổ của thành phố có diện tích khoảng 1.164 km², với dân số khoảng 88.000 người. Thành phố này cuối cùng bị người Áo sáp nhập vào năm [[1846]]. Cuối cùng phần lớn lãnh thổ cũ của Công quốc Warszawa có diện tích cỡ 128.000 km trong khu vực, đã được tái lập thành cái thường được gọi là "[[Vương quốc Lập hiến Ba Lan|Vương quốc Lập hiến]]" Ba Lan, nằm trong liên minh cá nhân với [[Đế quốc Nga]]. Trên thực tế đây chỉ là một [[quốc gia bù nhìn]] mà Nga duy trì trạng thái riêng của nó cho đến năm [[1831]] thì được sáp nhập hiệu quả vào Đế quốc Nga.
===Di sản===