Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa tự trị Nam Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (12) using AWB
Dòng 5:
Nam Kỳ là vùng đất mới được khai hoang có những đặc điểm lịch sử, xã hội, kinh tế, chính trị, luật pháp. văn hoá, tâm lý học, phong tục, tập quán... khác với Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Thời Pháp thuộc, Nam Kỳ là thuộc địa do người Pháp trực tiếp cai trị với một hệ thống luật pháp khác hệ thống được áp dụng tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Tại Nam Kỳ không tồn tại bộ máy hành chính của Triều đình Huế như ở Bắc và Trung Kỳ.
 
Về mặt kinh tế, Nam Kỳ hình thành một tầng lớp đại địa chủ người Việt giàu lên nhờ chính sách khai hoang của chính quyền thuộc địa, nhiều người trong tầng lớp này mang quốc tịch Pháp. Vào năm 1939, tại Việt Nam có 6800 đại điền chủ, trong đó Nam Kỳ chiếm 6300 người<ref>Nguyễn Thế Anh. Việt Nam thời Pháp đô hộ, trang 250, Saigon: Lửa Thiêng, 1970</ref>. Thương mại tại Nam Kỳ đặc biệt là ngoại thương (xuất khẩu nông sản) khá phát triển. Do điều kiện thích hợp cho nông nghiệp (khí hậu, đất đai, tưới tiêu đều thuận lợi) nên mức sống tại Nam Kỳ cao hơn các miền khác. Phạm Quỳnh nhận xét "''làm dân Nam Kỳ sướng thật, cầy cấy ít ruộng vườn cũng thừa đủ nuôi thân, không phải khó nhọc, suốt năm vô lo vô lự, nhàn hạ dong chơi, lụt không có, hạn không có, mưa rầm gió bấc cũng không, tiền công trong làng đã nhiều, bổ bán đóng góp không phải chịu, pháp luật Nhà nước đã nghiêm, đàn anh bắt nạt cũng khó lòng, ưu du tuế nguyệt, suốt năm như một ngày, anh áo cánh trắng bong, quần thâm lĩnh bóng, chị kiềng vàng đeo cổ, ô soạn cầm tay; còn cảnh tượng gì vui thú bằng!... Thiết tưởng suốt nước Nam, từ Nam chí Bắc, không có hạng người nào sướng bằng bọn điền chủ lớn ở Nam Kỳ. Giàu hàng ức triệu, sa sỉ thật vô song, cửa nhà như cung điện, trang sức không ai bằng, mà người thường mộc mạc, lo nghĩ chẳng bận lòng; cứ vật chất thượng, thử hỏi trần gian còn gì khoái lạc bằng! Xét về phương diện ấy, đất Nam Kỳ thật là nơi quý địa của cái "vật chất chủ nghĩa" vậy''"<ref>Một tháng ở Nam Kỳ, Phạm Quỳnh, trang 107-108, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2018</ref>.
 
Nam Kỳ có nền báo chí hình thành sớm nhất tại Việt Nam và phát triển tương đối tự do vì người Pháp áp dụng quy chế thuộc địa chứ không phải quy chế bảo hộ như tại Bắc và Trung Kỳ. Hơn nữa Nam Kỳ còn có một tầng lớp trí thức Tây học, nhiều người trong số này từng du học tại Pháp hoặc có quốc tịch Pháp<ref>ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TÂN HỌC NAM KỲ TRƯỚC NĂM 1930, Huỳnh Bá Lộc, TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3(211), 2016</ref>. Chữ quốc ngữ khá thông dụng ở Nam Kỳ, có những phụ nữ và trẻ em cũng biết đọc<ref name="phamquynh"/>. Dân Nam Kỳ ham đọc sách và có tiền mua sách trong khi đó [[Phạm Quỳnh]] nhận xét "''dân Bắc Kỳ, Trung Kỳ, trăm người chưa được một người đọc thông chữ quốc ngữ, mười người đọc thông chữ quốc ngữ chưa được một người thích xem văn quốc ngữ, lại thêm dân nghèo, bỏ ra mấy đồng bạc mua báo một năm đã lấy làm một món tiền nặng; đến những bậc sĩ phu thì phần nhiều những quẩn quanh trong vòng danh lợi mà sao nhãng những việc văn chương; nghề làm báo làm sách thật không được đủ điều tiện lợi như Nam Kỳ''"<ref name="phamquynh">Một tháng ở Nam Kỳ, Phạm Quỳnh, trang 50-51, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2018</ref>.
 
Chính vì thế mức độ Âu hoá về kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, luật pháp, tập quán, lối sống... ở Nam Kỳ khá cao. Ngoài ra còn phải kể đến những khác biệt do điều kiện địa lý, đặc điểm dân cư, cấu trúc xã hội và lịch sử chia cắt nhiều thế kỷ với miền Bắc (Trịnh-Nguyễn phân tranh) tạo ra. Tác giả Nguyễn Văn Trung nhận xét "''Ở miền Bắc, vùng đất cũ, làng xã khá chặt chẽ, con người đã gắn chặt với nền văn minh đó nên rất khó thay đổi được nền văn minh này bằng nền văn minh Pháp. Không thay đổi được thì phải tôn trọng nó và lợi dụng sự tôn trọng đó về mặt chánh trị. Đó là ý nghĩa của chánh sách bảo hộ. Trái lại, miền Nam là vùng đất mới, những người lưu dân đến cư ngụ không còn giữ được những truyền thống xưa cũ một cách chặt chẽ, họ lại là người tứ chiếng (Việt trà trộn với Miên-Tàu), do đó có thể tác động vào những cấu trúc văn hóa lỏng lẻo này để thay thế chúng bằng văn hóa Pháp. Đó là cơ sở của chánh sách đồng hóa và thuộc địa được áp dụng ở Nam Kỳ''"<ref>Hồ sơ về lục châu học, Nguyễn Văn Trung, Nhà xuất bản Trẻ, 2015</ref>. Tất cả tạo nên một tâm lý phổ biến trong dân cư Nam Kỳ coi các vùng miền khác là những xứ sở xa lạ. Tâm lý này có thể được một số chính trị gia khai thác vì mục đích chính trị.
Dòng 28:
Trong khi Hội nghị Fontainebleau sắp diễn ra ở Pháp thì Cao ủy Đông Dương là d'Argenlieu đơn phương tán thành việc thành lập Cộng hòa tự trị Nam Kỳ ngày 27 tháng 5 năm 1946 và ra tuyên cáo ngày 1 tháng 6 trước đám đông tụ tập ở Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn. Ngày 5 tháng 6, Tổng trưởng Pháp Marius Moutet chấp thuận hành xử của d'Argenlieu để "bảo vệ quyền lợi của dân tộc Nam Kỳ".<ref>Hoàng Cơ Thụy. Trang 2102.</ref> Cũng vào đầu tháng 6, bác sĩ Nguyễn Văn Thinh được đề cử làm Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Nam Kỳ tự trị. Ủy viên Cédile liền ký với tân Thủ tướng một hiệp ước nhìn nhận xứ Nam Kỳ là một xứ tự do, riêng biệt trong khuôn khổ của Liên bang Đông Dương.
 
Sau đó, báo Cứu quốc (Việt Minh) phản hồi: "''Chúng tôi mong đô đốc Đác giăng li ơ ra lệnh hạ màn cái trò hề vô vị "Chính phủ Cộng hòa Nam Kỳ" đó đi. Nếu người Pháp cần phải thử xem Nam bộ có phải là đất Việt Nam không? Thì cứ mở cuộc trưng cầu dân ý cho công bằng. Tại sao lại một chính phủ tự trị rồi mới trưng cầu dân ý? Phải chăng người ta muốn đặt dân Việt Nam vào một việc dĩ nhiên? việc lập một chính phủ tự trị ở giữa nơi quân Pháp đóng trước khi mở cuộc trưng cầu dân ý để lộ ra một cách vụng về cái ý muốn chia sẻ nước Việt Nam. Việc lập chính phủ bù nhìn ấy làm cho người ta cảm thấy người Pháp muốn dùng bọn bù nhìn uy hiếp dân chúng trong cuộc trưng cầu dân ý<ref>Cứu quốc 29-5-1946</ref>. Ban Thường trực Quốc hội ra phản đối chính thức. Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau phản đối. Báo Độc lập ngày 18 tháng 7 năm 1946 bình luận "Ở Cà Mâu, bọn Abalain, Guillemet chẳng đếm xỉa gì đến chính phủ bù nhìn Quisling Nguyễn Văn Thinh cả... Đồng thời ở khắp tỉnh, quận, tổng, làng ở Nam Bộ, Pháp thâu dụng một bọn cướp khác. Bọn này giả danh lập Mặt trận bình dân...''"
 
==Giải thể==
Dòng 37:
Theo ông Nguyễn Kỳ Nam, [[Mặt trận Quốc gia liên hiệp]], một ủy ban liên hiệp kháng chiến chống Pháp của các tổ chức cách mạng miền Nam, chủ trương chấp nhận cho bác sĩ [[Nguyễn Văn Thinh]] thành lập chính phủ lâm thời Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ vì "''nếu không có một Chính phủ ở Nam Kỳ, Nam Kỳ là lãnh thổ của Pháp, theo công pháp quốc tế, nước Pháp vẫn còn ở duyên hải Thái Bình Dương. Tiền đồ tổ quốc sẽ bị xô vào hai ngả hoặc bị đô hộ lại bởi thực dân, hoặc bị đô hộ lại bởi cộng sản quốc tế. Hai viễn tượng đều tai hại cho giống nòi.<ref>Hồi ký 1925 - 1964, tập 2, trang 346, Nguyễn Kỳ Nam, Nhật báo Dân Chủ Mới, 1964</ref>''". Nhưng người cộng sản, Việt Minh, đã tách ra sau sự kiện này, Hội Liên hiệp quốc dân ra đời trong hoàn cảnh đó. Theo kế hoạch của Mặt trận Quốc gia liên hiệp, họ sẽ đưa bác sĩ [[Lê Văn Hoạch]], người của Mặt trận, chính thức thành lập chính phủ Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ thay thế chính phủ của bác sĩ Thinh. Cuối cùng Mặt trận sẽ ủng hộ Thiếu tướng [[Nguyễn Văn Xuân (trung tướng)|Nguyễn Văn Xuân]] thành lập Chính phủ Cộng hòa Nam Phần Việt Nam làm tâm điểm hoạt động chính trị cho các đảng phái quốc gia để đi đến thống nhất dân tộc. Chính phủ Cộng hòa Nam Phần Việt Nam do Nguyễn Văn Xuân lãnh đạo sẽ tạo ra thế cân bằng với chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Chính phủ này sẽ được thay thế bằng chính phủ [[Quốc gia Việt Nam]] do cựu hoàng [[Bảo Đại]] lãnh đạo. Đây là một giai đoạn để đi đến sự đoàn kết cuối cùng của dân tộc đúng với lập trường của Mặt trận. Mặt trận ủng hộ việc thành lập Cộng hòa Vệ binh Việt Nam thuộc Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Quân đội Cao Đài là thành viên của Mặt trận được phép nhận khí giới của Pháp để lập quân đội làm nền tảng cho quân đội quốc gia sau này.<ref>Hồi ký 1925 - 1964, tập 2, trang 346-347, Nguyễn Kỳ Nam, Nhật báo Dân Chủ Mới, 1964</ref>
 
Ngày 19 tháng 12 năm 1947 Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân bay sang Hồng Kông yết kiến Cựu hoàng [[Bảo Đại]] và xác nhận ý định thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam và mời cựu hoàng ra chấp chánh hầu điều đình tìm một giải pháp thứ ba ngoài Pháp và Việt Minh. Việc giải thể Cộng hòa tự trị Nam Kỳ mãi đến ngày [[8 tháng 3|8 Tháng Ba]] năm [[1949]] mới bắt đầu theo Hiệp ước Élysées giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Bảo Đại. Theo đó thì Pháp công nhận nước Việt Nam thống nhất.<ref name="45-54">[http://www.tinparis.net/vanhoa/vh_9nambai6tovu.html 45-54 Chín năm khói lửa, sự thất bại của một chiến lược, Tô Vũ]</ref>
Ngày 23 tháng 4 năm 1949 Nam Kỳ mở cuộc bầu cử Quốc hội chọn 16 dân biểu Pháp và 48 dân biểu người Việt. Quốc hội này đã biểu quyết chấm dứt "nước Nam Kỳ" và hiệp nhất vào nước Việt Nam,<ref name="45-54"/> để sau đó lập ra chính phủ [[Quốc gia Việt Nam]].
 
Dòng 103:
 
==Lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa==
Ban đầu, [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] chấp nhận giải pháp lập một Chính phủ chung cho Bắc và Trung Kỳ, còn vấn đề Nam Kỳ sẽ giải quyết bằng một cách trưng cầu dân ý tuy nhiên do sự đàn áp của Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ với những người kháng chiến ủng hộ chính phủ Trung ương Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ chối giải pháp này. Điều này được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong cuộc phỏng vấn với ông Vaxiđép Rao, thông tín viên hãng Reuter vào tháng 5-1947 rằng: ''"Trước kia, chúng tôi đã bằng lòng nhận phương sách đó. Ngày nay, chúng tôi không thể nhận được nữa, đồng bào chúng tôi ở Nam Kỳ đã chịu sự hy sinh to lớn để được ở trong Tổ quốc Việt Nam. Chúng tôi không thể phản bội họ được."'' Cũng theo chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, ''Thống nhất nghĩa là một Chính phủ Trung ương, một Nghị viện Trung ương cho toàn quốc, Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ sẽ có cơ quan hành chính tự trị riêng, do nhân dân mỗi kỳ bầu lên theo chế độ dân chủ và dưới sự kiểm soát của Chính phủ Trung ương''<ref>{{Chú thích web | url = http://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/1363-nh-ng-cu-c-tr-l-i-ph-ng-v-n-bao-chi-c-a-ch-t-ch-h-chi-minh-ph-n-1.html | tiêu đề = Những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phần 1) | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 14 tháng 11 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Bên cạnh đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ chỉ là một chính phủ bù nhìn và chẳng thể giải quyết được vấn đề gì. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: ''"Chính phủ bù nhìn ở Nam Bộ, nó đã không giải quyết được gì, mà chỉ làm kéo dài cuộc chiến tranh và ngǎn trở sự thân thiện giữa hai dân tộc Việt – Pháp"''<ref>{{Chú thích web | url = http://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/1369-nh-ng-cu-c-tr-l-i-ph-ng-v-n-bao-chi-c-a-bac-h-ph-n-2.html | tiêu đề = Những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Bác Hồ (Phần 2) | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 14 tháng 11 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Theo báo Cứu quốc, Hội nghị của Chính phủ Nguyễn Văn Xuân là một hội nghị ''"của bọn Việt gian"'', là một ''"cuộc hội đồng chuột"'' như Hội nghị 19/12/1947 tại Hồng Kông nhằm lòe bịp nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới. Quyết nghị và thông cáo của hội nghị này là quyết nghị bán nước.<ref>[http://baochi.nlv.gov.vn/baochi/cgi-bin/baochi?a=d&d=WNyf19471126.2.1&e=-------vi-20--1--txt-IN------# Lừa được ai ?], Báo Cứu Quốc, Số 762, 26 Tháng Mười Một 1947</ref> Còn theo báo Sự thật của Đảng Cộng sản Đông Dương: "''Những đầu óc phản động thuộc địa ở Đông Dương cố ý làm trái hiệp định sơ bộ mà Pháp đã ký với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Họ nặn ra thuyết "Nam kỳ tự trị" và mua chuộc một bọn Việt gian để thực hành thuyết đó''"<ref>[http://baochi.nlv.gov.vn/baochi/cgi-bin/baochi?a=d&d=WODk19460615.2.3&e=-------vi-20--1--img-txIN------ "Chính phủ Cộng hòa dân quốc Nam kỳ tự trị" ?], Báo Sự Thật, Số 40, 15 Tháng Sáu 1946</ref>.